img

Theo điều chỉnh quy hoạch chung TP.Đà Nẵng đến 2030, tầm nhìn 2045 được Chính phủ phê duyệt năm 2021, hai bên sông Hàn được định hướng là trục không gian, cảnh quan, không gian mở, với kim chỉ nam xuyên suốt là mang lại giá trị cho cộng đồng dân cư thụ hưởng các tiện ích và lễ hội, văn hóa…

Tháng 11.2023, UBND TP.Đà Nẵng đã cụ thể bằng đồ án quy hoạch phân khu ven sông Hàn và bờ Đông, một lần nữa nhấn mạnh sông Hàn là hành lang xanh, tổ chức cảnh quan, chiếu sáng nghệ thuật… để phát huy lợi thế của dòng sông.

Trước đó, từ 2016 UBND TP.Đà Nẵng đã thi tuyển ý tưởng quy hoạch và thiết kế cảnh quan hai bờ sông Hàn, với quy mô quốc tế, nhằm tìm kiếm ý tưởng tổng thể và thiết kế chi tiết cảnh quan ven sông xứng tầm trung tâm thành phố, mang lại sức sống mới cho dòng sông.

Trong đó, giá trị cốt lõi hướng đến thành phố hòa hợp thiên nhiên, thân thiện môi trường, có chất lượng sống cao, giàu văn hóa.

Từ 2008, năm đầu tiên TP.Đà Nẵng tổ chức pháo hoa quốc tế, đơn vị tư vấn đã nhận định sông Hàn là nơi đặc biệt phù hợp với pháo hoa so với nhiều tỉnh thành cả nước bởi lợi thế cảnh quan mặt nước và không gian hai bên bờ sông

Từ 2008, năm đầu tiên TP.Đà Nẵng tổ chức pháo hoa quốc tế, đơn vị tư vấn đã nhận định sông Hàn là nơi đặc biệt phù hợp với pháo hoa so với nhiều tỉnh thành cả nước bởi lợi thế cảnh quan mặt nước và không gian hai bên bờ sông

KIM LIÊN

Sau gần 30 năm đô thị hóa hai bờ sông, các cây cầu như cầu sông Hàn, cầu Thuận Phước, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý đã góp phần tạo nên thương hiệu sông Hàn.

Bên cạnh bến du thuyền, cầu tình yêu, hệ thống vỉa hè hiện đại, công viên ven sông thoáng đãng, hiện sông Hàn tiếp tục được ngân sách nhà nước đầu tư nhằm phát huy giá trị dòng sông.

Ông Hoàng Sơn Trà, Chủ tịch UBND Q.Sơn Trà, cho biết phân kỳ đầu tư từ nay đến 2027 đã được UBND TP.Đà Nẵng thống nhất từ tháng 4.2024, dựa trên ý tưởng quy hoạch và thiết kế cảnh quan hai bờ sông Hàn của Công ty kiến trúc Huni Architects và OMGliving (đơn vị đạt giải), phía bờ Đông (Q.Sơn Trà), như đầu tư đường dạo bằng gỗ dọc bờ sông, điểm nhấn là các sân chơi trẻ em, quảng trường hai bên cầu sông Hàn

Đà Nẵng: Du lịch sông Hàn thay áo mới- Ảnh 2.

Hoa giấy trang trí rực rỡ hai bờ sông Hàn

Sàn vọng cảnh cuối đường Nguyễn Công Trứ với cáp dây văng, tái hiện bến phà Hà Thân. 2 tuyến đi bộ chính trên vỉa hè và sát bờ sông, kết hợp đường dành riêng cho xe đạp, có quảng trường lớn tổ chức sự kiện, tiện ích giải khát, nhà vệ sinh công cộng.

Gần đó, khu công viên phía Tây Đền thờ Thoại Ngọc Hầu cũng đã được phê duyệt đầu tư, hình thành cụm công viên, cảnh quan, vườn dạo, không gian văn hóa kết hợp bãi đỗ xe với các tiện ích công cộng.

Nơi đây cùng với di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Nhà thờ tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu, tạo nên địa chỉ văn hóa, lịch sử, gắn hiện đại với truyền thống nhằm giáo dục thế hệ trẻ.

Cảnh quan hai bờ sông Hàn được TP.Đà Nẵng đặc biệt chú trọng

Cảnh quan hai bờ sông Hàn được TP.Đà Nẵng đặc biệt chú trọng

Quang Thiện

Đà Nẵng: Du lịch sông Hàn thay áo mới- Ảnh 4.

Bên cạnh đó, UBND TP.Đà Nẵng cũng giao UBND Q.Sơn Trà đầu tư thí điểm tổ chức dịch vụ, phục vụ du lịch về đêm trên cầu Nguyễn Văn Trỗi và công viên bờ Đông, dự kiến khai thác hiện trạng giai đoạn 1 từ 20.6.

Giai đoạn 2 đầu tư, nâng cấp công viên với các hoạt động khai thác du lịch, tạo điểm nhấn cảnh quan, cùng với chợ đêm Sơn Trà được di dời đến địa điểm mới (phía Nam cầu Rồng) tạo nên quần thể thương mại, dịch vụ, tiện ích phục vụ người dân, du khách theo định hướng phát triển kinh tế đêm.

Tại khu vực này còn có hàng loạt hoạt động văn hóa nghệ thuật như bài chòi, tuồng xuống phố, vũ hội đường phố, kết hợp với chuỗi dịch vụ ẩm thực từ bến du thuyền, cầu tình yêu, tiếp tục giữ vững vị thế là điểm vui chơi giải trí về đêm sầm uất nhất khu vực sông Hàn thời gian qua.

Bên cạnh đó, ở bờ Đông cầu Nguyễn Văn Trỗi, kéo dài đến cầu Rồng (đường Bạch Đằng nối dài) là phố đi bộ của Q.Hải Châu. Nơi đây hình thành gần 30 điểm ki ốt kết hợp xe bán hàng lưu động phục vụ ẩm thực, giải khát.

TP.Đà Nẵng nâng cấp hạ tầng sông Hàn nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư thương mại, du lịch, nhất là các dịch vụ cao cấp như du thuyền, trải nghiệm trên sông

TP.Đà Nẵng nâng cấp hạ tầng sông Hàn nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư thương mại, du lịch, nhất là các dịch vụ cao cấp như du thuyền, trải nghiệm trên sông

Nguyễn Tú

Dọc phố đi bộ là các hoạt động nghệ thuật đường phố, nhằm gia tăng các trải nghiệm cho du khách khi đến sông Hàn.

Cũng ở bờ Tây, Quảng trường sông Hàn là một dự án đáng chú ý với quy mô 1.000 tỉ đồng, quy hoạch 16 ha với 3 phân khu, khu A (10,69 ha) gồm khu vực đường Nguyễn Chí Thanh, Lý Tự Trọng, Quang Trung, khu B (2,37 ha) từ bến du thuyền, Cảng sông Hàn), khu C (3,16 ha) gồm khu vực đường Trần Phú, Quang Trung, cầu Sông Hàn.

Quảng trường sông Hàn nằm ở khu vực Trung tâm hành chính thành phố, Thành Điện Hải

Quảng trường sông Hàn nằm ở khu vực Trung tâm hành chính thành phố, Thành Điện Hải

NGUYỄN TÚ

Nơi đây định hướng là không gian công cộng rộng lớn, diễn ra các hoạt động giao lưu, văn hóa, lễ hội, chính trị và nhất là phục vụ người dân và du khách.

Cùng với Thành Điện Hải, Bảo tàng Đà Nẵng (mới), Quảng trường sông Hàn cũng là một địa chỉ lịch sử, văn hóa, được tổ chức lại không gian nhằm tôn lên giá trị truyền thống lịch sử, không chỉ giáo dục truyền thống mà còn mời du khách khám phá lịch sử thành phố.

Quảng trường mở còn là không gian kết nối, trong tương lai sẽ là tuyến đi bộ ven kéo dài từ cầu Trần Thị Lý đến cầu Thuận Phước.

Cầu Nguyễn Văn Trỗi trở thành cầu nối cho hoạt động phố đi bộ - chợ đêm hai bên bờ Đông - Tây

Cầu Nguyễn Văn Trỗi trở thành cầu nối cho hoạt động phố đi bộ - chợ đêm hai bên bờ Đông - Tây

NGUYỄN TÚ

Đà Nẵng: Du lịch sông Hàn thay áo mới- Ảnh 8.

Một dự án đặc biệt khác hứa hẹn thay đổi diện mạo đôi bờ là Dòng sông ánh sáng quy mô 400 tỉ đồng, nhằm biến sông Hàn trở nên sôi động cả ngày lẫn đêm, tôn lên giá trị kiến trúc, cảnh quan, cây xanh, mặt nước…

Không chỉ phát huy hệ thống chiếu sáng các cây cầu, nghệ thuật chiếu sáng còn nâng cấp toàn diện giá trị mặt nước. Mặt sông được ấp ủ trở thành một sân khấu nghệ thuật, là điểm check - in của du khách.

Đà Nẵng: Du lịch sông Hàn thay áo mới- Ảnh 9.
Đà Nẵng: Du lịch sông Hàn thay áo mới- Ảnh 10.
Đà Nẵng: Du lịch sông Hàn thay áo mới- Ảnh 11.
Đà Nẵng: Du lịch sông Hàn thay áo mới- Ảnh 12.

Sông Hàn được thắp sáng với các sự kiện, lễ hội quy mô, đẳng cấp

Nguyễn Tú

Các công trình cao tầng hai bên bờ sông Hàn cũng triển khai chiếu sáng nghệ thuật. Những công trình cao tầng mới bắt buộc phải đầu tư thêm hạng mục chiếu sáng nghệ thuật, thống nhất màu sắc, kiểu chiếu sáng.

"Dòng sông ánh sáng" gồm 5 dự án thành phần: đầu tư hệ thống chiếu sáng mỹ thuật cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi, nâng cấp hệ thống chiếu sáng cầu sông Hàn, nâng cấp chiếu sáng cầu Thuận Phước, cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý, chiếu sáng vệt cảnh quan ven bờ sông Hàn, chiếu sáng khu vực công viên và cảnh quan cây xanh.

Trong đó, tâm điểm lan tỏa trục ánh sáng mỹ thuật dọc dài trên toàn tuyến sông Hàn chính là cầu Nguyễn Văn Trỗi. Qua đây, tô điểm cho thành phố Đà Nẵng vào ban đêm, tạo sự thích thú, hấp dẫn cho du khách và nâng cao giá trị tinh thần cho người dân; góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch. Đặc biệt là nâng cao giá trị cảnh quan chung sông Hàn, tạo biểu tượng cho thành phố Đà Nẵng.

Sông Hàn là điểm đến không thể bỏ qua của du khách đến Đà Nẵng

Sông Hàn là điểm đến không thể bỏ qua của du khách đến Đà Nẵng

NGUYỄN TÚ

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.