GAO đã trình báo cáo mới nhất lên các nhà lập pháp Mỹ, trong đó chỉ ra Bộ Quốc phòng Mỹ dự kiến sử dụng tiêm kích F-35 đến năm 2088, lâu hơn 11 năm so với kế hoạch gần nhất. Bên cạnh vòng đời lâu hơn, lạm phát là nguyên nhân chính khiến chi phí cho dự án F-35 tăng vọt, với việc chi phí tăng 44% so với ước tính 1.100 tỉ USD hồi năm 2018, trang Defense News ngày 16.4 đưa tin.
Lầu Năm Góc trong nhiều năm qua đã có những giải pháp nhằm giảm chi phí cho F-35, bao gồm làm việc với các nhà thầu, cải thiện, nâng cấp các bộ phận trên máy bay để giảm chi phí duy trì và bảo dưỡng. Tuy nhiên, dù ước tính có thể giảm 84 tỉ USD trong suốt vòng đời của chương trình F-35, các quan chức Lầu Năm Góc nói rằng mức giảm như vậy sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến tổng chi phí mà GAO đưa ra.
Trong khi đó, báo cáo của GAO cũng chỉ ra F-35 hiện còn cách xa mục tiêu về số máy bay sẵn sàng xuất kích. Chỉ 52% tiêm kích F-35A thuộc biên chế Không quân Mỹ hiện có thể thực hiện nhiệm vụ, thấp hơn so với yêu cầu là 80% để có thể hoạt động ở tất cả nhiệm vụ trong bất kỳ thời điểm nào. Các biến thể F-35B (cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng) và F-35C (phiên bản cho tàu sân bay) cũng chỉ đạt lần lượt là 60% và 62% khả năng sẵn sàng, trong khi yêu cầu tối thiểu là 75%.
Rơi tiêm kích F-35, thủy quân lục chiến Mỹ cũng phải gọi 911
Báo cáo cho biết chương trình F-35 gặp thách thức ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng của máy bay, bao gồm sự phụ thuộc vào các nhà thầu, đào tạo không đầy đủ, thiếu phụ tùng thay thế và thiết bị hỗ trợ, cũng như thiếu dữ liệu kỹ thuật để quân đội Mỹ duy trì hoạt động của F-35.
Bình luận (0)