Bên trong kế hoạch đưa internet đến thế giới của Facebook

07/11/2015 08:51 GMT+7

(TNO) Facebook đang thực hiện kế hoạch mang internet đến với thế giới. Mục đích của dự án này là kết nối 4 tỉ người dùng trên khắp thế giới lại với nhau.

(TNO) Facebook đang thực hiện kế hoạch mang internet đến với thế giới. Mục đích của dự án này là kết nối 4 tỉ người dùng trên khắp thế giới lại với nhau.

Mục tiêu của Facebook đó là giúp 4 tỷ người dùng trên thế giới kết nối lại với nhau - Ảnh: AFPMục tiêu của Facebook đó là giúp 4 tỷ người dùng trên thế giới kết nối lại với nhau - Ảnh: AFP
Mùa hè năm nay, Facebook đã thực hiện hai bước đột phá trong kế hoạch của mình: tạo một nguyên mẫu máy bay truyền internet chạy bằng năng lượng mặt trời, thử nghiệm truyền internet bằng tia laser trong phòng thí nghiệm với tốc độ 10 GB/giây. Với hai bước đột phá này, cả hai có thể cung cấp internet không dây đến ngay cả những vùng bị cô lập nhất.

Mới đây Facebook cũng đã công bố một thỏa thuận với nhà điều hành vệ tinh Eutelsat Communications (Pháp) để sử dụng vệ tinh cung cấp internet đến 14 quốc gia ở châu Phi. Vậy bên trong kế hoạch của Facebook ra sao? Trang Techinsider cung cấp cho người dùng cái nhìn rõ ràng hơn.

Theo truyền thống, mô hình cung cấp tín hiệu internet không dây sử dụng một tháp truyền tín hiệu vô tuyến đến thiết bị của người dân. Tuy nhiên, phương pháp này có thể khá tốn kém, vì vậy các nhà khai thác di động ít có khuynh hướng xây dựng các tháp truyền tín hiệu tại những khu vực có mật độ dân cư thấp.
Xây dựng các tháp truyền tín hiệu tại khu vực mật độ dân cư thấp là rất tốn kém - Ảnh: Reuters
Khi Facebook lần đầu tiên đặt ra kết hoạch mang internet đến với thế giới, nhóm chuyên gia đã nghiên cứu kỹ các tháp di động và cơ sở hạ tầng khác hiện có, nhưng cuối cùng họ quyết định sẽ không lựa chọn phương pháp này. Như lời Giám đốc kỹ thuật Yael Maguire của Facebook tiết lộ, công ty xây dựng Connectivity Lab khởi đầu các thiết kế mới, nhờ đó họ “đang phát triển một sản phẩm mới có thể giúp đẩy nhanh quá trình đưa kết nối đến những nơi các nhà mạng không quan tâm”.

Máy bay chạy bằng năng lượng mặt trời của Facebook có tên Aquila là một trong những giải pháp mới đầy hứa hẹn của Facebook. Nó sử dụng công nghệ truyền chùm tia laser internet xuống mặt đất, làm cho nó có thể đến với những nơi hẻo lánh của thế giới.
Aquila là một trong hai thành tựu có tính đột phá của Facebook - Ảnh: Facebook
Thách thức lớn nhất của công ty là thiết kế một chiếc máy bay có thể duy trì bay trong khoảng thời giai dài. Aquila có sải cánh của một chiếc Boeing 737 và nặng bằng 1/3 trọng lượng của một chiếc xe điện. Khung được làm bằng sợi carbon của nó cứng hơn thép và nhẹ như nhôm. Theo giả thuyết thì Aquila có thể bay trong 90 ngày liên tiếp. Nó bay trên khoảng không lưu của các chuyến bay thương mại, nhưng dưới các vệ tinh.

Cách hoạt động của Aquila đó là: Một trạm mặt đất phát đi một tín hiệu internet đến “máy bay mẹ”, bay trong khoảng cách 18 km đến 27 km so với mặt đất. Máy bay mẹ sau đó sẽ cấp nguồn tín hiệu dữ liệu cho các máy bay khác qua laser, với khả năng cung cấp dữ liệu lên đến hàng chục GB/giây.

Các công nghệ đòn bẩy cho cách thức này đó là đội ngũ trung tâm dữ liệu của Facebook và hệ thống sợi cáp quang truyền thống để tạo ra những tia laser chứa dữ liệu internet. Chúng có thể truyền chính xác đến mục tiêu có kích thước chỉ bằng một đồng xu từ khoảng cách hơn 16 km.
Aquila sẽ phát những chùm tia laser internet đến mặt đất từ bầu trời - Ảnh: Facebook
Aquila sẽ kết nối với mặt đất, nơi các tháp dữ liệu nhỏ thực hiện chuyển đổi tín hiệu vào một mạng Wi-Fi hoặc LTE để mọi người có thể kết nối từ thiết bị của mình. Macguire nói rằng chuyến bay thử nghiệm toàn diện cho mô hình này sẽ bắt đầu vào cuối năm nay

Connectivity Lab có kế hoạch để Aquila truyền internet đến với cộng đồng người dùng chiếm khoảng 10% dân số thế giới không có quyền truy cập vào cơ sở hạ tầng internet. “Nhiệm vụ của chúng tôi tại công ty đó là làm cho thế giới cởi mở và kết nối lại với nhau. Điều này hết sức quan trọng với Facebook”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.