Epson giới thiệu công nghệ xử lý giấy đã dùng thành giấy mới

11/10/2019 09:32 GMT+7

Epson Singapore vừa giới thiệu hàng loạt giải pháp công nghệ bền vững tại sự kiện B2B Ignite 2019 diễn ra tại đảo quốc sư tử vào đầu tháng 10 này.

Trong khuôn khổ B2B Ignite 2019, Epson đã trình diễn những giải pháp công nghệ bền vững, đồng thời mang đến trải nghiệm sản phẩm độc đáo cho khách tham quan. Đơn cử như dòng máy in phun văn phòng Epson WorkForce: Không chỉ mang đến năng suất in ấn vượt trội, dòng máy này còn có khả năng tiết kiệm điện năng hiệu quả, giảm thiểu tối đa lượng rác thải từ vật tư tiêu hao dài hạn, đồng thời vẫn mang đến sự đơn giản và thuận tiện trong quá trình sử dụng, bảo trì. 
Ngoài ra, dòng máy in vải kỹ thuật số của Epson cũng được chế tạo nhằm giảm thiểu đáng kể lượng nước và điện năng tiêu thụ bằng cách in dữ liệu trực tiếp lên vải thay vì phải sử dụng các bản kẽm như một bước trung gian, một ưu thế đột phá so với phương pháp in vải truyền thống.

Khách tham quan thích thú trải nghiệm khu vực đạp xe để tạo ra điện vận hành máy in Epson Workforce

Ảnh: Epson cung cấp

Thêm vào đó, Epson cũng đem đến một cuộc cách mạng cho tương lai của giấy với PaperLab - hệ thống sản xuất giấy tự động đầu tiên trên thế giới đến từ Nhật Bản. Với quy trình 3 bước: hiệu chuẩn, liên kết và tạo hình, PaperLab xử lý và biến giấy đã qua sử dụng trở thành giấy mới. Đặc điểm nổi bật của công nghệ này là hoàn toàn không sử dụng đến nước, giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí mua giấy, đồng thời góp phần tiết kiệm tài nguyên và giảm lượng khí thải carbon ra môi trường.
“Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải chấp nhận một thực tiễn rằng không quan trọng quy mô của doanh nghiệp lớn hay nhỏ, họ đều đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu những tác hại tiêu cực lên môi trường và xã hội. Với những công nghệ tiên tiến nhất, Epson giúp doanh nghiệp vận hành bền vững hơn thông qua tiết giảm tiêu thụ điện năng, khí thải và vật tư hao phí”, ông Munenori Ando, Giám đốc điều hành khu vực tại Epson Singapore chia sẻ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.