Nên tính tới chuyện sống chung với nhiễm mặn

22/03/2016 08:32 GMT+7

Kế sách mà GS võ Tòng Xuân đưa ra giúp 58.300 ha đất nhiễm mặn ở ĐBSCL thoát hiểm là phải chấp nhận sống chung với nước mặn xâm nhập cũng như ta từng chấp nhận 'sống chung với lũ'.

Kế sách mà GS võ Tòng Xuân đưa ra giúp 58.300 ha đất nhiễm mặn ở ĐBSCL thoát hiểm là phải chấp nhận sống chung với nước mặn xâm nhập cũng như ta từng chấp nhận 'sống chung với lũ'.

Để giải bài toán ngập mặn và thiếu nước ngọt, sẽ phải tính việc chuyển vựa lúa ĐBSCL hiện nay thành nơi  nuôi trồng thủy sản - Ảnh: Phương HàĐể giải bài toán ngập mặn và thiếu nước ngọt, sẽ phải tính việc chuyển vựa lúa ĐBSCL hiện nay thành nơi nuôi trồng thủy sản - Ảnh: Phương Hà
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng quanh năm bị lũ lụt dâng gây thiệt hại đủ đường. Đây là vựa lúa quan trọng của đất nước vốn có rất nhiều ưu đãi từ thiên nhiên. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đặc biệt quan tâm, trăn trở khôn nguôi vấn đề này. Ông đặt ra cho các nhà khoa học đề tài nghiên cứu để tìm cách khắc phục và đi tới chấp nhận "Phải sống chung với lũ! ". Thật trớ trêu, chưa đến hai chục năm sau, sự biến đổi khí hậu đã khiến xảy ra điều không ai hình dung nổi: khô hạn kéo dài và các tỉnh ven biển ĐBSCL bị ngập mặn.
Một bài toán cần sớm được giải cho 58.300 ha đất  có thể còn hơn thế) bị nhiễm mặn.
Vậy chúng ta có nên tính chuyện đổ tiền, đổ của đắp đê ngăn mặn? Hoặc là kêu gọi thế giới lên tiếng giúp Việt Nam trong cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia có chung dòng Mê Kông khi ngăn nước từ thượng nguồn để xây dụng nhà máy thuỷ điện, gây ảnh hưởng đến nhau? Hoặc chấp nhận " sống chung với đất nhiễm mặn" bằng một lối làm kinh tế khác?
Đó là chưa tính tới hiện tượng nước biển dâng cao và Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề, nhất là sẽ mất rất nhiều đất, ở khu vực các tỉnh ven biển miền Trung.
Một nước còn nghèo lại có chiều dài ven biển rất lớn như chúng ta thật khó để tính tới chuyện xây đê biển.
Ngay như ở TP.HCM, chỉ riêng chuyện ngập nước khi mưa vẫn còn là bài toán nan giải. Đã có đề xuất mua 60 xe hút nước loại cực mạnh dự toán khoảng 1.200 tỷ đồng để khắc phục ngập nước nhưng bị các nhà khoa học chê là" tính quẩn" vì không hiểu hút nước rồi đổ đi đâu.
Nói vậy để thấy giải quyết những vấn đề lớn như trên không hề đơn giản.
G.S Võ Tòng Xuân kỳ vọng: "Từ sự biến đổi của tự nhiên, chúng ta hãy biến thành cơ hội để chấm dứt thời kỳ tốn tiền bạc, tốn công sức làm lúa bằng mọi giá bằng những chương trình không hiệu quả." Theo hướng mà ông nêu thì đó là cách thay cây lúa bằng nuôi trồng thuỷ sản, là trồng đước để lọc nước bảo vệ môi trường cho thuỷ sản sống tốt...
Tôi rất tâm đắc với quan điểm của giáo sư, tiến sĩ Võ Tòng Xuân khi ông bày tỏ trên VietNamNet ngày 15.3. Ông vốn là một chuyên gia hàng đầu, rất có uy tín và nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam. Ông cũng lại là nhà khoa học chuyên sâu về nông nghiệp ĐBSCL.
Ông nhận xét: "Năm nay, sự thay đổi của thiên nhiên đã rõ ràng và chứng minh một điều là chúng ta không thể “cứu” gì được vì không có nước ngọt. Thái Lan đang tổ chức làm mưa nhân tạo cho các vùng bị hạn của họ. Họ cho máy bay bắn đá khô vào các đám mây để tạo mưa, rất tốn kém mà hiệu quả không cao. Chúng ta không có điều kiện như Thái Lan. Nếu muốn giữ vùng trồng lúa thì phải đổ ra hàng ngàn tỷ đồng mà vẫn không thể giữ. Mà có giữ được thì cũng không có hiệu quả. Cho nên, phải thay đổi là khôn ngoan nhất, là lẽ tất nhiên."
Kế sách mà GS đưa ra để giúp cho 58.300 ha đất nhiễm mặn này thoát hiểm, cũng giống cách mà cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt năm xưa đưa ra là “sống chung với lũ", thì nay phải chấp nhận sống chung với nước mặn xâm nhập vào đất liền các tỉnh ven biển ĐBSCL.
G.S kỳ vọng: "Từ sự biến đổi của tự nhiên, chúng ta hãy biến thành cơ hội để chấm dứt thời kỳ tốn tiền bạc, tốn công sức làm lúa bằng mọi giá bằng những chương trình không hiệu quả." Theo hướng mà ông nêu thì đó là cách thay cây lúa bằng nuôi trồng thuỷ sản, là trồng đước để lọc nước bảo vệ môi trường cho thuỷ sản sống tốt...
G.S Võ Tòng Xuân chỉ rõ :
"Chúng ta lâu nay cứ lao vào cây lúa, cột nông dân vào cây lúa với sai lầm kéo dài là lo cho “an ninh lương thực” một cách mơ hồ. Thử hỏi một cách nghiêm túc, Việt Nam làm ra lúa gạo nhiều nhưng có đảm bảo “an ninh lương thực” như những nước mua gạo của ta không?
40 năm nay nông dân ta cắm đầu trồng lúa nhưng vẫn phải bán lúa tại đồng vì không đủ tích lũy, không đủ tái sản xuất. Đến mùa vụ thu hoạch xong phải bán ngay không kịp chở về nhà để trả nợ vay ngân hàng, nợ ứng vật tư phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu; lo tiền ăn uống, học phí con cái v.v… Vậy mà chính sách vẫn cứ đẩy họ trồng lúa hoài thì làm sao thay đổi số phận của họ?
Nói thật đây là cái chuyện chúng ta làm chưa thông minh, chưa khôn ngoan! Chúng ta phải chuyển đổi trước hết là tư duy rồi tới hành động để phát triển những hệ thống canh tác mới phù hợp với hoàn cảnh mới, phù hợp với thiên nhiên. Và quan trọng nhất là đem lại lợi tức chính đáng cho nông dân, giải phóng họ thoát khỏi nghèo túng quanh năm. "
Tôi nghĩ, đó là một cách làm mới, từ cái không thể trở thành cái có thể và thậm chí, nó có thể còn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với cách làm cũ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.