Bánh gai làng cổ Đường Lâm

25/02/2015 09:09 GMT+7

Để có chiếc bánh gai dẻo ngọt cần có lá gai, bột gạo nếp, đỗ xanh, vừng, thịt lợn mỡ và nạc

Bánh gai đã món quà đặc sản của làng cổ Đường Lâm. Chị em bà Nguyễn Thị Thơ (người làng Đông Sàng, làng cổ Đường Lâm) đã có những chia sẻ thú vị về nghề gia truyền này.

Để có chiếc bánh gai dẻo ngọt cần có lá gai, bột gạo nếp, đỗ xanh, vừng, thịt lợn mỡ và nạc. Trong đó chế biến lá gai là công phu nhất.

Bánh gai làng cổ Đường Lâm 1
Chiếc bánh ấp ôm hương Tết của người dân Bắc bộ

Lần lượt luộc nhừ lá gai, nhặt hết các sống lá cứng, rửa sạch qua 7 đến 10 lần nước rồi mới cho vào máy xay nhuyễn. Lá gai sau khi xay được trộn với đường thì nấu lên cho quánh lại để có màu đen đặc trưng gọi là “châu”. Bột gạo nếp cùng với “châu” được nhào, trộn với nhau tạo nên lớp ngoài của chiếc bánh.

Xong mới đến nhân bánh. Đỗ xanh được đồ chín giã nhuyễn trộn với đường, dừa, mỡ, thịt lợn. Thịt lợn để làm bánh cũng rất cầu kì. Bà Thơ chia sẻ kinh nghiệm: “Phải chọn loại mỡ giòn, thơm, ăn không bị ngấy. Nếu là thịt nạc sẽ được giã ra như ruốc rồi mới trộn vào làm nhân”. Cuối cùng, phủ một lớp vừng để bánh thêm bùi và thơm.

Chọn những tấm lá chuối khô đã được dấp nước để gói, giúp chiếc bánh nằm bên trong gọn gàng và vuông vắn. Xong hấp bánh trong 2 giờ là hoàn tất.

Bánh của chị em bà Thơ được làm theo phương pháp thủ công tuyệt đối nên vẫn giữ nguyên hương vị truyền thống quen thuộc.

Lò bánh của bà Thơ tuy không được mở rộng thành cơ sở sản xuất nhưng vẫn thu hút rất đông khách đặt mỗi dịp lễ Tết. Bà Thơ cho biết, dịp Tết hàng năm bà được đặt khoảng 1000 chiếc bánh với giá từ 5 - 7.000 đồng/chiếc.

Nhắc đến bánh gai là nói đến người Đường Lâm, người Sơn Tây xứ Đoài nói riêng và người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ nói chung - thứ quà quê quen thuộc mỗi dịp xuân về.

Bánh gai làng cổ Đường Lâm 2
Lá gai - nguyên liệu chính của bánh

Bánh gai làng cổ Đường Lâm 3

Bánh gai làng cổ Đường Lâm 4
Sau khi lá gai được luộc nhừ, bà Nguyễn Thị Thanh nhặt bỏ những sống lá cứng
để chuẩn bị xay nhuyễn lá

Bánh gai làng cổ Đường Lâm 5

Bánh gai làng cổ Đường Lâm 6
“Châu” được trộn cùng với bột gạo nếp tạo nên lớp vỏ bánh

Bánh gai làng cổ Đường Lâm 7
Bà Thơ dùng chày để lèn chặt bột giúp cho phần vỏ bánh dẻo hơn

Bánh gai làng cổ Đường Lâm 9
Phủ lớp vừng lên để bánh thêm bùi và thơm

Bánh gai làng cổ Đường Lâm 11
Vừa gói, bà Thơ vừa chia sẻ về các công đoạn làm bánh

Bánh gai làng cổ Đường Lâm 13

Bánh gai làng cổ Đường Lâm 15
Bánh gai là niềm tự hào của người dân làng cổ Đường Lâm

Bánh gai làng cổ Đường Lâm 17
Công đoạn cuối cùng là hấp trong 2 giờ để bánh chín

Kiều Dương (thực hiện)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.