Chộn rộn ăn bánh Huế trong chợ Cũ

10/12/2013 13:26 GMT+7

Khoảng 4 đến 5 giờ chiều, khách hàng phải chen chân ở cái quầy nhỏ góc chợ Tôn Thất Đạm (quận 01, thường gọi là chợ Cũ) để mua về đủ các loại bánh Huế bình dân. Những người ngồi ăn tại chỗ cũng đông không kém. Quầy bánh nhỏ này là của một đôi vợ chồng người Huế, đã bán tại chợ Cũ gần 12 năm nay. Biển hiệu treo toòng teng ghi đủ loại bánh Huế nghe rất vui tai: bèo, nậm, lọc, đúc, ướt, ít, ram ít, nem, chả. Các loại bánh Huế ở đây khá giống với bánh Huế chợ Bến Thành ở chỗ nước chấm khá ngọt và bánh mì chiên ăn cùng bánh (có một điểm khác là không rau ngò). Nhìn chung cách làm bánh, nem chua, chả lụa có vị rất gần với Huế chứ không bị lai tạp nhiều.

 Chộn rộn ăn bánh Huế trong chợ Cũ 1
Quang cảnh thường thấy từ 4h đến 5h chiều ở quầy bánh Huế trong chợ Cũ

Khoảng 4 đến 5 giờ chiều, khách hàng phải chen chân ở cái quầy nhỏ góc chợ Tôn Thất Đạm (quận 01, thường gọi là chợ Cũ) để mua về đủ các loại bánh Huế bình dân. Những người ngồi ăn tại chỗ cũng đông không kém.

Quầy bánh nhỏ này là của một đôi vợ chồng người Huế đã bán tại khu chợ Cũ gần 12 năm nay. Biển hiệu treo toòng teng ghi đủ loại bánh Huế nghe rất vui tai: bèo, nậm, lọc, đúc, ướt, ít, ram ít, nem, chả.

Các loại bánh Huế ở đây khá giống với bánh Huế chợ Bến Thành ở chỗ nước chấm khá ngọt và bánh mì chiên ăn cùng bánh (có một điểm khác là không rau ngò). Nhìn chung cách làm bánh, nem chua, chả lụa có vị rất gần với Huế chứ không bị lai tạp nhiều.

Chị chủ quán cho biết, chị bắt đầu bán từ 2h chiều thì đến hơn 5h là gần hết rồi. Tuy nhiên không phải ngày nào cũng giống ngày nào. Hôm nào khách đông quá, hết sớm thì nghỉ sớm.

Chộn rộn ăn bánh Huế trong chợ Cũ 2
Mâm bánh Huế hấp dẫn

Chộn rộn ăn bánh Huế trong chợ Cũ 3
Dĩa bánh Huế thập cẩm

Gọi một hộp bánh thập cẩm ngồi ăn tại chỗ, bạn sẽ được thưởng thức đủ loại bánh nói trên. Chỉ nhìn đã thấy hấp dẫn: màu trắng của bánh bèo, bánh ít, màu đỏ của tôm, màu vàng của bánh mì chiên, màu xanh của hành lá phi, lại có vài lát ớt xanh rất đặc trưng của Huế hương cay xè hấp dẫn.

Khi ăn các loại bánh Huế, người Huế thường không dùng ớt đỏ mà dùng ớt xanh, quyện với mùi nước mắm có pha nước luộc tôm sẽ ra một mùi nước mắm rất ư là Huế! Thậm chí, chỉ ngửi mùi nước mắm thôi là lòng bạn đã trào dâng cảm xúc. Bởi vậy, ai cũng có thể bán bánh nhưng biết pha nước mắm cho ngon mới là bí quyết dẫn đến thành công.

Bánh bột lọc ở đây rất hấp dẫn vì con tôm đỏ rực, nhân tôm không quá ngọt, dai dai và vị vừa ăn. Đặc biệt có món bánh ướt tôm chấy ở Sài Gòn cũng ít nơi thấy bán. Món này đi ăn ở nhà hàng Huế cũng mất ít nhất vài chục ngàn cho một phần.

Chộn rộn ăn bánh Huế trong chợ Cũ 5
Bánh bèo chén ăn với mỡ hành và bánh mì chiên

Chộn rộn ăn bánh Huế trong chợ Cũ 6
Khi ăn các loại bánh Huế, người Huế thường không dùng ớt đỏ mà dùng ớt xanh, quyện
với mùi nước mắm có pha nước luộc tôm sẽ ra một mùi nước mắm rất ư là Huế!

Tuy nhiên bánh ram ít làm chưa được tinh tế lắm, hơi to và bị cứng. Đây là một loại bánh thuộc dạng “đỏng đảnh” nhất của Huế vì khó làm, độ giòn mà vẫn mềm phụ thuộc và khâu nhồi bột gạo và canh lửa để chiên.

Sau một hồi quan sát thì tôi thấy rằng, chỉ với 20.000 đồng là bạn đã no nê với đủ loại bánh Huế ngon mắt rồi. Hèn chi “góc Huế nhỏ” này lúc nào cũng náo nhiệt nhất chợ Cũ.

 

Trong các món bánh ăn chơi du nhập vào Sài Gòn thì có lẽ bánh Huế được người Sài thành đón nhận nồng nhiệt nhất. Bởi bản thân bánh này đã chứa chút mặn của miền Trung, có chút ngọt của Sài Gòn, cũng như sự cầu kỳ của ẩm thực Huế. Một hương vị đặc trưng có lẽ chỉ tìm thấy ở thành phố đáng yêu này. 

P.V

 Chộn rộn ăn bánh Huế trong chợ Cũ 6

Bánh Huế chợ Cũ
Đường Tôn Thất Đạm, phường Bến Nghé, quận 01
(trước bãi giữ xe, gần ngã tư Tôn Thất Đạm - Huỳnh Thúc Kháng)
Mở cửa: từ 2h chiều cho đến khi hết hàng
Giá: bánh Huế thập cẩm (20.000đ/dĩa)

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.