Chính sách phải đảm bảo tính ổn định

18/11/2015 09:17 GMT+7

Hoạch định một chính sách phải có lộ trình và đảm bảo tính ổn định, để không chỉ doanh nghiệp, mà người dân cũng có thời gian thích ứng với sự thay đổi.

Hoạch định một chính sách phải có lộ trình và đảm bảo tính ổn định, để không chỉ doanh nghiệp, mà người dân cũng có thời gian thích ứng với sự thay đổi.

 
Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc sau khi đọc bài Chính sách “đùng một cái” đăng trên Thanh Niên ngày 17.11.
Đảm bảo ổn định
Đảm bảo ổn định kinh tế cũng là đảm bảo cho phát triển xã hội, vì vậy các nước rất coi trọng việc xây dựng chính sách, đặc biệt là các sắc thuế về bất động sản, động sản và tài sản khác. VN cũng phải xác định rõ mục tiêu về vấn đề này, mới mong nền kinh tế ổn định, phát triển. Còn nếu thay đổi chính sách kiểu như vậy thì DN rất khó làm ăn, ảnh hưởng không tốt đến môi trường kinh doanh.
Mai Văn Hoa (maihoa1960@yahoo.com)
Ảnh hưởng nghiêm trọng
Chính sách về thuế liên quan rất sát sườn với hoạt động của doanh nghiệp (DN). Bất cứ lĩnh vực nào, DN cũng cần một sự bảo hộ có tính ổn định của nhà nước, để kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu của DN không bị thay đổi bất ngờ. Nếu không sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Vì vậy, phải kiên quyết triệt tiêu cách thức làm chính sách theo kiểu không sát thực tế.
Văn Bằng (vanbang57@yahoo.com)
Làm ăn với nước ngoài ra sao ?
Thay đổi chính sách xoành xoạch như vậy thì làm sao DN tính toán làm ăn với nước ngoài. Chúng ta vẫn nói rằng nền kinh tế phải hội nhập sâu rộng, thế nhưng chính sách thì được xây dựng có vẻ như để điều tiết cục bộ, vậy thì hội nhập sao đây? Trong khi đó, các tập đoàn, DN nước ngoài đến VN làm ăn ngày càng nhiều, họ sẽ thích ứng như thế nào?
Ngọc Dũng (dungngoc78@gmail.com)
Không hiểu nổi !
Đúng là chuyện thay đổi danh mục thuốc thú y là chuyện “dở khóc dở cười”. Tại sao lại đùng đùng ban hành một chính sách như vậy, rồi bắt DN đi thu hồi thuốc. Tôi thấy không hiểu nổi với cung cách như vậy, và nếu là tôi, tôi sẽ khởi kiện ra tòa. Vấn đề là quan niệm về cách hành xử của cơ quan nhà nước hiện nay vẫn còn rất áp đặt, theo kiểu xin cho, làm sao chịu nổi với cách điều hành như thế!
Kim Thành (thanhkim59@yahoo.com)
Ban CTBĐ (tổng hợp)
       
Các cơ quan nhà nước nên xem lại cách xây dựng và ban hành các văn bản, nhất là luật về thuế vì hiện tại rất rối. Văn bản mới ban hành, DN và người dân chưa kịp hiểu thì đã có văn bản khác sửa đổi, bổ sung, thay thế. Chính những người làm luật còn cập nhật không kịp nữa chứ nói gì đến người dân. VN đang tích cực kêu gọi đầu tư trong nước cũng như nước ngoài nhưng khi họ vừa vô đã vấp phải các thủ tục hành chính rườm rà, rồi lại đến các chính sách thay đổi liên tục như vậy thì ai dám vào nữa.
Luật sư Nguyễn Thị Long Bình
(Công ty luật Thế Hệ Mới)
       
Hiện nay hệ thống văn bản pháp luật của ta quá nhiều, mỗi ngày các cơ quan ban hành cả hàng chục, hàng trăm văn bản, trong đó còn có nhiều văn bản chồng chéo nhau. Luật pháp quy định khi cơ quan chức năng ban hành văn bản trái pháp luật thì phải chịu trách nhiệm nhưng đến nay đã có ai chịu trách nhiệm đâu.
Luật sư Nguyễn Anh Tuấn
(Đoàn luật sư TP.HCM)
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.