Chợ Bình Tây được công nhận công trình kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố

06/04/2017 19:58 GMT+7

UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định xếp hạng, chính thức công nhận di tích cấp thành phố cho công trình kiến trúc nghệ thuật chợ Bình Tây (nằm trên đường Tháp Mười, Q.6).

Như vậy, theo qui định của luật hiện hành mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong khu vực đã được khoanh vùng và bảo vệ của di tích đều bị nghiêm cấm. Trường hợp đặc biệt, sử dụng đất ở khu vực di tích phải xin ý kiến của UBND TP.HCM và có cho phép mới được thực hiện.
Video: Tiểu thương chợ Bình Tây di dời ra chợ tạm

tin liên quan

Người Sài Gòn với ký ức 'chợ nhà giàu' Tôn Thất Đạm giữa trung tâm
Lọt thỏm giữa những tòa nhà cao tầng sầm uất ở trung tâm Sài Gòn, Chợ Cũ Tôn Thất Đạm, hay còn gọi là 'chợ nhà giàu' trước đây ngày qua ngày ngắm nhìn sự chuyển mình của thành phố. Theo UBND TP, tiền thân Chợ Cũ là tự phát nên nằm trong kế hoạch giải tỏa để trả lại lòng đường, vỉa hè.
Sau một thời gian dài chờ đợi, chợ Bình Tây đã được công nhận di tích cấp thành phố Ảnh: Quỳnh Trân
Được biết, chợ Bình Tây (hay còn gọi là Chợ Lớn mới) được xây dựng cách đây gần 100 năm trên một mảnh đất sình lầy do thương gia Quách Đàm, thương hiệu Thông Hiệp (1863 – 1927) người làng Triều An (Triều Châu, Trung Quốc) bỏ tiền xây dựng. Ông còn là người được xem như thần tài của chợ Bình Tây.
Từ khi rời quê hương với hai bàn tay trắng sang Việt Nam lập nghiệp, ông đi thu mua ve chai, lông vịt và các loại nguyên liệu phế thải để sinh sống. Nhưng nhờ đức tính cần cù chịu khó mà trở thành người giàu có. Sau ngày đất nước thống nhất, Chợ Lớn mới do ông xây dựng được nhà nước đổi tên thành chợ Bình Tây.
Hiện hàng năm có trên 120 ngàn lượt du khách nước ngoài đến tham quan và mua sắm tại chợ để vừa được tận mắt ngắm nhìn một kiến trúc cổ độc đáo của TP, vừa thỏa sức mua sắm các loại hàng hóa đặc trưng của vùng đất phương Nam.

tin liên quan

Quận 3 dự kiến phố đi bộ và bán hàng rong
*Tổ chức mô hình xe bán báo - cà phê lưu động Quận dự kiến chọn đường Lê Ngô Cát, Ngô Thời Nhiệm và Hồ Xuân Hương (đoạn từ đường Cách Mạng Tháng Tám tới Bà Huyện Thanh Quan) để làm phố đi bộ và kinh doanh ở vỉa hè theo giờ quy định.
.Đây là ngôi chợ sầm uất, cổ kính và giao thương buôn bán tấp nập của Sài Gòn Ảnh: Quỳnh Trân
Bắt đầu từ tháng 11.2016, chợ Bình Tây chính thức đóng cửa để ‘sửa chữa lại toàn diện’ do Ban Quản lý Đầu tư xây dựng Công trình Q.6 là chủ đầu tư theo quyết định của UBND TP.HCM và UBND Q.6. Kinh phí công trình nâng cấp chợ Bình Tây được đầu tư hơn 104 tỉ đồng để “tân trang” lại toàn bộ nhữn hạng mục quá xuống cấp, thay thế ngói cũ, sơn tường, cột, trần, cải tạo cầu thang, lan can, nâng cấp nền tầng trệt và lót gạch, cải tạo hệ thống văn phòng bảo vệ cùng hệ thống cửa chính…Các tiểu thương buộc phải di dời ra chợ tạm do chính quyền vừa xây dựng tái bố trí để chờ sửa chữa chợ Bình Tây, dự kiến hoàn tất trong vòng 1 năm.
Việc sửa chữa chợ Bình Tây đang tiến hành nên tiểu thương di dời ra các chợ tạm bên đường trong vòng 1 năm Ảnh: Quỳnh Trân
Việc UBND TP.HCM công nhận chợ Bình Tây là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố là cơ sở để nhà nước có kế hoạch bảo vệ những di sản quí báu của Sài Gòn xưa, thu hút ngày càng nhiều hơn khách du lịch đến với TP.HCM.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.