Chuyện an ninh ở Hội nghị thượng đỉnh G 20

27/11/2015 14:08 GMT+7

Thành phố nghỉ dưỡng nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ Antalya đảm nhận trọng trách tiếp đón các lãnh đạo đến từ 19 nền kinh tế hàng đầu thế giới và Liên minh châu Âu cho Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 10 trong không khí cực kỳ căng thẳng.

Thành phố nghỉ dưỡng nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ Antalya đảm nhận trọng trách tiếp đón các lãnh đạo đến từ 19 nền kinh tế hàng đầu thế giới và Liên minh châu Âu cho Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 10 trong không khí cực kỳ căng thẳng.

Bởi trước đó thủ đô Paris của nước Pháp đã rúng động vì khủng bố. Chuyện bảo đảm an toàn cho các VIP tại các cuộc gặp G20 hằng năm vốn luôn là ưu tiên hàng đầu của nước chủ nhà thì năm nay lại càng được tăng cường.
Huy động toàn lực
Để hai ngày hội nghị diễn ra suôn sẻ, nước chủ nhà đã đặt các biện pháp an ninh ở cấp độ cao nhất bởi Belek (thuộc quận Serik) “tập trung” những 13.000 quan chức và 3.000 nhà báo đến từ khắp nơi trên thế giới so với con số 7.600 người có mặt tại hội nghị Brisbane (Úc) năm ngoái. Năm 2014, Úc đã chi hơn 100 triệu USD cho an ninh của hội nghị G20 còn con số năm 2015 vẫn chưa được Thổ Nhĩ Kỳ công bố.
Tuy nhiên, lực lượng an ninh mà Antalya điều động cao hơn nhiều so với 6.000 cảnh sát được điều động từ khắp nước Úc cho hội nghị Brisbane. Tổng cộng hơn 12.000 nhân viên an ninh có mặt tại Belek thuộc quận Serik của Antalya, trong đó 11.000 người là nhân viên cảnh sát và phần còn lại thuộc lực lượng hiến binh. Hơn 350 camera MOBESE được lắp rải từ sân bay về đến khu vực khách sạn, tích hợp hệ thống nhận diện khuôn mặt và ghi hình bảng số xe.
Chuyện an ninh ở Hội nghị thượng đỉnh G 20 2
Chuyện an ninh ở Hội nghị thượng đỉnh G 20 3
Trong hai ngày 15 - 16.11, Belek trở thành “vùng đỏ” (Red Zone) bởi cuộc gặp đỉnh cao 2015 diễn ra tại Trung tâm hội nghị khách sạn Regnum Carya và những ai không có phận sự không được đi lại ở đây. Không du khách nào được phép lưu trú tại các khách sạn ở Belek trong 2 ngày này. Tất cả cửa hiệu, chợ đều phải ngưng hoạt động. Trong 46 khách sạn ở đây thì có đến 30 khách sạn (22 khách sạn 5 sao) được chỉ định là thuộc phạm vi hội nghị. Tại những khách sạn này, những thang máy dành cho lãnh đạo cấp cao đều được bọc màng và cửa sổ được thay bằng kính chống đạn. Đồ nội thất có thể dịch chuyển của một số khách sạn phải điều chỉnh theo yêu cầu của các đoàn: một là phải dời đi chỗ khác, hai là phải cố định.
Chuyện an ninh ở Hội nghị thượng đỉnh G 20 4
Hai nhà thi đấu thể thao ở Antalya được biến thành đồn cảnh sát tạm thời. Ngoài việc đưa vào sử dụng thiết bị bay không người lái để dò tìm nguy cơ, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng vận hành hệ thống phòng không suốt ngày đêm để đề phòng các cuộc tấn công bằng tên lửa hoặc bằng thiết bị bay. Trong khi đó, nước chủ nhà của hội nghị năm ngoái lại đặt ưu tiên hàng đầu là đối phố với những kẻ khủng bố “lone-wolf” (sói đơn độc) và sự bùng phát của các cuộc phản đối bảo lực. Năm 2010, hội nghị G20 ở Toronto (Canada) đã chứng kiến hơn 1.000 vụ bắt bớ còn năm trước đó tại London khoảng 35.000 người biểu tình tập trung khiến cảnh sát phải can thiệp, kết quả là một người đứng xem bỏ mạng.
Một nỗi ám ảnh nữa đối với Brisbane 2014 là tấn công mạng vì tại sự kiện năm 2013 ở St. Petersburg (Nga), một vài quan chức châu Âu đã phàn nàn rằng thiết bị USB do nước chủ nhà cung cấp chứa phần mềm độc có thể truy cập dữ liệu trên máy tính và điện thoại. Tuy nhiên, Nga bác bỏ cáo buộc này, cho rằng Mỹ và đồng minh châu Âu đang cố tình đánh lạc hướng dư luận sau scandal Edward Snowdon.
Chuyện an ninh ở Hội nghị thượng đỉnh G 20 5
Chuyện an ninh ở Hội nghị thượng đỉnh G 20 6
Chuyện ẩm thực
Không chỉ bảo đảm an toàn tính mạng cho các nguyên thủ mà nước chủ nhà G20 hằng năm phải đầu tư khá nhiều cho chuyện ăn uống để không có bất kỳ tai nạn nào ảnh hưởng đến sức khỏe của các thực khách VIP cũng như để nâng tầm tinh hoa ẩm thực quốc gia. Úc năm 2014 và Canada năm 2010 từng rất hãnh diện khi chiêu đãi quan khách những sản vật ngon nhất đất nước họ.
Một tuần trước ngày khai mạc hội nghị 2014, bếp trưởng Martin Latter của Trung tâm triển lãm và hội nghị Brisbane cùng 100 đầu bếp dưới quyền phải làm việc hơn 14 tiếng/ngày trong 18 khu bếp để chuẩn bị. Đó là chưa tính đội ngũ phục vụ gồm 700 người. Khoảng 100.000 bữa ăn được nấu, tương đương với 1/10 bữa ăn mà trung tâm này phục vụ suốt năm. “Đây là một sự kiện mà những nơi kiểu như trung tâm này hay ngay cả Brisbane cũng sẽ khó có thể được trải nghiệm một lần nữa”, ông Latter nói.
Chuyện an ninh ở Hội nghị thượng đỉnh G 20 7
Một năm trước đó, ông Latter đã yêu cầu các nông trại mà ông tín nhiệm chọn ra những thực phẩm ngon nhất cho sự kiện cả đời mới có một lần này. 80% sản vật cho hội nghị G20 là đến từ vùng Queensland. Tất cả khi mang đến đều phải được kiểm tra để đảm bảo rằng hoàn toàn không có thuốc trừ sâu, thủy ngân hay các chất độc nào khác và sẽ bị trả về cho chủ nếu không được bảo quản đúng nhiệt độ. Cuộc trình diễn ẩm thực năm 2014 bao gồm xoài Bowen, thịt cừu Warwick, thịt bò Scenic Rim, dầu ô liu Rathdowney, rau của thung lũng Lockyer cũng như tôm hùm, cua và trái thơm đến từ vùng biển Sunshien.
Trong khi đó, để lên thực đơn cho buổi chiêu đãi của Thủ tướng Canada Stephen Harper năm 2010, bếp trưởng David Garcelon phải làm việc với đầu bếp riêng của thủ tướng và được giao bài toán “không súp, còn những món khác phải dễ cắt nhỏ khi ăn. Món ăn phải hấp dẫn đối với hầu hết thực khách và phải mang đặc trưng Canada”.
Chuyện an ninh ở Hội nghị thượng đỉnh G 20 8
Và kết quả là một bữa tiệc không chê vào đâu được với khai vị là hải sản tươi Đại Tây Dương, theo sau là steak thăn bò được chuyển đến từ trang trại Spring Creek ở Alberta. Các quan khách sau đó được thưởng thức những miếng phô mai ngon nhất của Canada, nhâm nhi rượu vang trắng và đỏ trước khi kết thúc bằng buffet món tráng miệng với những loại chocolate tuyệt hảo của hai nhà sản xuất danh tiếng.
Có lẽ khẩu vị của Tổng thống Mỹ Barack Obama là mối quan tâm khá lớn của những người phụ trách việc ăn uống. Bà Kirstin Kotelko, Chủ tịch trang trại Spring Creek cho biết: “Chúng tôi rất vinh dự khi được phục vụ sản vật cho thủ tướng và nhất là ông Obama. Tôi nghe nói rằng ông ấy là người sành ăn”. Còn ông Garcelon thì tự tin cho biết ông không hề bối rối trước những đầu bếp danh tiếng như Marcus Samuelsson và Rick Bayless mà ông Obama từng mời phụ trách 2 tiệc chiêu đãi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.