Hóa giải những 'góc chết'

08/07/2017 20:32 GMT+7

Trong phong thủy người ta phân chia nhà thành hai yếu tố âm và dương.

Nhà phố đất chật người đông, đôi khi những “góc chết” trong nhà được tạo ra do nguyên nhân khách quan như: thế miếng đất bị méo, cấu trúc nhà có sẵn… gia chủ cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài để hóa giải những khiếm khuyết này.
Trong phong thủy người ta phân chia nhà thành hai yếu tố âm và dương. Những góc khuất trong nhà, những khoảng không gian chỉ nhìn thấy mà ít sử dụng như góc chân cầu thang, đuôi sau nhà nơi miếng đất bị méo… nơi có bóng tối và ẩm thấp tiêu biểu cho tính âm.

tin liên quan

Cách giúp bạn bài trí đèn trang trí theo phong thủy
Các chuyên gia phong thủy hiện đại thường có lời khuyên cho chủ nhà về việc treo đèn chiếu sáng như là cách để hóa giải các điềm xấu, mang đến sự an nhiên và may mắn trong gia đình.
Những nơi luồng khí di động liên tục, hoạt động thường xuyên như cổng, cửa chính, cửa sổ, hành lang… tiêu biểu cho tính dương. Theo nguyên lý thông thường, mỗi ngôi nhà đều cần điều hòa cả âm và dương để cân bằng khí, tránh âm thịnh dương suy và ngược lại.
Chẳng hạn trong phòng ngủ, đầu giường nên đặt ở vùng ánh sáng mặt trời đi qua nhưng phần còn lại của giường phải đặt ở vùng âm tránh những luồng gió thổi trực tiếp, tránh đặt ở cửa chính hay cửa sổ gây ảnh hưởng đến người sử dụng.
Hóa giải những 'góc chết' 1
Hóa giải những 'góc chết' 2
Những góc khuất trong nhà vốn thuộc âm nhưng không hẳn là xấu, chỉ cần biết cải tạo đôi chút, những góc thừa sẽ trở nên hữu dụng. Chẳng hạn khi mặt bằng của nhà không được vuông vức, các góc nhọn sẽ thành nơi “tập kết” của bụi bặm ẩm thấp, luồng khí xấu gây tác động xấu tới ngôi nhà. Các góc nhọn lồi hay chiếu thẳng vào nơi sinh hoạt sẽ gây cản trở đi lại, va chạm hay là “mũi tên độc” ảnh hưởng đến phong thủy.
Các chuyên gia gọi đó là góc xung sát. Họ đặc biệt kỵ những góc khuất này tồn tại trong phòng của trẻ em hoặc người già, không an toàn cho người sử dụng, hơn nữa những người này khả năng đề kháng kém dễ bị tác động. Khắc phục bằng cách đặt tủ trang trí để lấp góc khuất hoặc trồng cây xanh, đặt vật dụng để chắn các đỉnh nhọn…
Nhìn vào tổng thể ngôi nhà thì cầu thang và mái dốc là những chỗ hay tạo ra các góc chết. Gầm cầu thang tối và thấp có tính âm nhiều hơn dương nên có thể làm kho chứa đồ, chỗ để xe hay phòng vệ sinh, máy bơm nước hoặc tiểu cảnh đơn giản. Tránh đặt giường ngủ hoặc chỗ làm việc dưới cầu thang vì luồng di chuyển bên trên sẽ gây tiếng động ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc sự an tĩnh cần có cho không gian này.
Đối với nhà mái dốc thì đóng trần nhà là cách tốt nhất để cải tạo góc chết. Nếu tận dụng tầng áp mái làm phòng chức năng thì khoảng xiên sát tường nên đặt tủ, bàn làm việc hay những vật dụng khác nên đặt ở khoảng trần cao tránh xà nhà gây ảnh hưởng không tốt đối với người sử dụng.
Cần lưu ý thêm, những cánh cửa mở không hết cũng tạo thành những mũi nhọn hay còn gọi là góc chết trong nội thất. Nhiều ngôi nhà khi mở thường cánh cửa dễ đụng vào khách hoặc bật ngược trở lại người chủ nhà nguyên do là không chú ý lùi lại thềm nhà hoặc sảnh để cửa có chỗ tựa vào. Do đó khi thiết kế ngôi nhà, cần xem thử cửa phòng có ép sát tường hay không. Đối với hai cửa nằm gần nhau phải chú ý khoảng cách mở đồng thời tránh bố trí đồ vật sát cửa gây vướng víu khi dùng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.