Hỏa táng - bình yên và văn minh đến cõi lạc

Hỏa táng là hình thức an táng văn minh, tiết kiệm; là xu hướng được nhiều người trên thế giới lựa chọn. Theo các nhà tôn giáo, hỏa táng là 1 hình thức an táng phù hợp, không ảnh hưởng gì đến người đã khuất.

Hỏa táng là hình thức an táng văn minh, tiết kiệm; là xu hướng được nhiều người trên thế giới lựa chọn. Theo các nhà tôn giáo, hỏa táng là 1 hình thức an táng phù hợp, không ảnh hưởng gì đến người đã khuất.

Tâm thức không còn, lo gì nóng lạnh
Một cụ cao niên chia sẻ: “Sau khi tôi mất, tôi không muốn tụi nhỏ vì lý do tiết kiệm mà đem tôi đi hỏa táng. Tôi sợ mình sau khi mất đi còn chịu nỗi đau thiêu xác!”.
Trong bài luận “Quan điểm của nhà Phật về hỏa táng”, cư sĩ Tâm Diệu phủ nhận hoàn toàn quan niệm trên. Theo cư sĩ Tâm Diệu, sau khi xác thân hư hoại, thần thức sẽ tùy theo nghiệp lực mà tái sinh vào các cõi tương ứng với nghiệp nhân mà người quá cố đã gieo.
Cư sĩ Tâm Diệu cho rằng: “Mắt không thấy, tai không nghe, tứ chi không còn cử động, cho nên không còn cảm giác đau đớn, nóng hay lạnh”.
Hỏa táng - bình yên và văn minh đến cõi lạc
Xu hướng toàn cầu
Trên thế giới có rất nhiều nước sử dụng hỏa táng làm hình thức an táng chủ yếu, có cả tín đồ của hầu hết các tôn giáo lớn. Bởi hỏa táng là một hình thức an táng văn minh, vừa tiết kiệm chi phí, thủ tục đơn giản, việc chăm sóc tro cốt và di dời (nếu có) cũng rất thuận tiện.
Như ở Hồng Kông, việc mua đất để chôn rất đắt nên hầu hết người chết được hỏa táng. Ở Hoa Kỳ, hiện nay thì cứ 4 người chết là có 1 người thiêu, tức là 25%. Dự báo đến năm 2025, tỷ lệ hỏa táng sẽ lên đến 50%.
Theo Thượng tọa Thích Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp, hỏa táng không phải là hình thức an táng mới vì hơn 2.000 năm trước ở Ấn Độ đã phổ biến. Một số nước theo truyền thống Phật giáo Nam Tông như Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào… cũng áp dụng hỏa táng.
Với đạo Thiên chúa, các linh mục để giáo dân tự lựa chọn hình thức an táng. Tuy nhiên, với tình thế đất chật người đông như hiện nay, các nhà thờ cũng khuyến khích hình thức hỏa táng. Hiện hầu hết các nhà thờ đều có nhà chờ phục sinh - nơi để tro cốt người chết.
Làm gì sau khi hỏa táng?
Một điều mà nhiều người đắn đo khi chọn hình thức hỏa táng là phải làm gì với phần tro cốt của người quá cố sau khi thiêu?
Hiện phổ biến là đem tro cốt lưu trữ bằng cách đem về nhà thờ, đưa vào nghĩa trang, nhà thờ hoặc nhà chùa… Cũng có người lựa chọn cách rải xuống sông biển, tung trời.
Hiện nơi lưu giữ được nhiều người lựa chọn nhất là các công viên nghĩa trang tư nhân có tháp lưu tro cốt. Bởi tại đây có đầy đủ dịch vụ bảo dưỡng và chăm sóc tốt.
Chẳng hạn như tại Công viên Hỏa táng Tháp Long Thọ không chỉ có 4/10 lò hỏa táng hiện đại mà còn có khu dịch vụ tang lễ rộng đến 900m2. Tro cốt người đã khuất được lưu giữ trong tòa tháp cao được xây dựng theo kinh dịch, các công trình xung quanh được thiết kế âm dương ngũ hành với phong khí thịnh vượng và cảnh vật đặc sắc.
Tại đây còn có nhiều khu dịch vụ rộng hàng ngàn m2 để phục vụ nhu cầu cúng bái, ăn nghỉ cho người thân khi đến làm dịch vụ tang lễ, thăm viếng di cốt người thân.
Công viên Hỏa táng Tháp Long Thọ
Công viên Hỏa táng Tháp Long Thọ tọa lạc trong khuôn viên Công viên Nghĩa trang TPHCM (xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TPHCM), cách trung tâm thành phố khoảng 45km.
Dự án đã được khởi công vào tháng 9.2012 do Công ty Cổ phần Đầu tư Long Cơ làm chủ đầu tư. Tổng diện tích xây dựng 5,8 hecta. Gồm các khu chức năng: Khu vực nhà hỏa táng được trang bị 4/10 lò hỏa táng hiện đại, áp dụng công nghệ Powel -Part III Cremation System tiên tiến nhất hiện nay của công ty Mathews Cremation Group (MCG - Mỹ).
Tháp lưu tro cốt được thiết kế mang đậm dấu ấn văn hóa phương đông, với hơn 10.000 chỗ lưu tro cốt, thiết kế tinh xảo với gỗ cam xe và đá ấn độ thể hiện sự trang nghiêm cũng như kính trọng đối với người đã khuất.
Ngoài ra, Long Thọ còn có các khu chức năng khác: khu nhà tang lễ và văn hóa tâm linh, khu nhà tưởng niệm, khu quản lý và các công trình phụ trợ: công viên cây xanh, hòn giả sơn, bãi đậu xe, nhà bảo vệ…
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.