Khẩn cấp, người Việt Nam chỉ cần gọi một số

Đối mặt với nguy hiểm, khó có thể bình tĩnh để chọn một trong ba đầu số khẩn cấp cho 3 nhóm yêu cầu khác nhau (113, 114, 115) để gọi “ cầu cứu ”. Từ lâu nhiều nước đã chọn 1 đầu số khẩn cấp như 911 ở Mỹ hoặc 112 ở châu Âu...

“Hồi nãy đến giờ chuyển nhưng máy bị trục trặc không qua được”
Cách đây vài năm, TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước đầu tư kinh phí liên thông 3 đầu số khẩn cấp: 113 (cảnh sát phản ứng nhanh), 114 (cứu hỏa), 115 (cấp cứu).
Nghĩa là người dân gọi vào bất kỳ số khẩn cấp nào, người tiếp nhận sẽ sàng lọc thông tin, bấm nút chuyển cho đơn vị phù hợp để tiếp nhận, xử lý. Tuy nhiên, việc liên thông này vẫn “lộ” nhiều trục trặc, bất cập. 

Triển khai gọi liên thông tổng đài 113, 114 và 115 tại TP.HCM

(TNO) Từ ngày 21.5, khi người dân TP.HCM gặp các tình huống nào liên quan đến an ninh trật tự, hỏa hoạn hay cấp cứu y tế sẽ không còn lo ngại về việc bấm lộn các số khẩn cấp 113, 114, 115, do các đầu số này hiện đã được liên thông với nhau.
Thống nhất số gọi khẩn cấp là chuyện dễ làm
Ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, nói: “Thật ra việc thống nhất một đầu số gọi khẩn cấp là chuyện dễ làm, hoàn toàn không có gì khó cả. Khâu vận hành đầu số này cũng hết sức đơn giản. Bây giờ các đầu số 113, 114, 115 đều có cơ chế vận hành riêng rồi nên chỉ cần có thêm một trung tâm tiếp nhận và điều phối. Chúng ta chỉ cần chọn một trong 3 đầu số này”.
Tân Phú (ghi)
Sau đó, người này bấm nút chuyển, tiếng chuông điện thoại vang lên. Ông L. tưởng đã chuyển cho 114 và tiếp tục báo cháy thì bất ngờ một giọng người đàn ông lại nói: “Đây là tổng đài 115 của cấp cứu anh ơi. Có gì không anh?”.
Ông L. thắc mắc: “Mới đây, có người nói đã chuyển cho 114 rồi mà? Vậy để tôi chuyển cho 114 nhé”. Sau đó, ông L. nghe giọng nói của một người đàn ông và tiếp tục hỏi: “Có phải tổng đài 114 không?”. Bất ngờ bên kia không trả lời mà dập máy. Ông L. cố gọi lại, lúc này thì giọng người nữ: “A lô! Đây là cấp cứu 115 xin nghe”. Ông L. lại báo: “Cháy ở đường Trần Xuân Soạn, Q.7 chị ơi”. Người phụ nữ này nói: “Để tôi chuyển 114 cho anh nhé, rồi dập máy”. Ông L. gọi lại và lần này, một người đàn ông trả lời: “Anh ơi! Sao anh không gọi 114. Hồi nãy đến giờ chuyển nhưng máy bị trục trặc không qua được. Anh gọi trực tiếp cho 114 đi”...
Thiếu tá Nguyễn Trần Ngọc Hòa, Đội trưởng Đội tham mưu, Phòng Cảnh sát phản ứng nhanh, Công an TP.HCM cũng cho rằng: “Có nhiều vụ việc gọi đến 113 không đúng chức năng nhiệm vụ thì chuyển cho 114, 115 nhưng đưa về một đầu số dĩ nhiên thuận lợi hơn. Mặc dù khi tiếp nhận thông tin, Cảnh sát 113 bấm nút chuyển nhanh cho đơn vị khác song vẫn qua khâu trung gian nên mất thời gian. Trong khi đó, có trường hợp, lực lượng chức năng đến sớm 1 - 2 phút cũng có thể cứu sống được mạng người”.
Lợi ích của một đầu số khẩn cấp là quá rõ ràng
Đó là nhận định của đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM. Đại tá Bửu khẳng định: “Minh chứng điều này là hầu hết các nước tiên tiến đều sử dụng một đầu số, đem lại nhiều lợi ích như 911 của Mỹ, châu Âu là 112. Nếu như có 3 đầu số thì bắt buộc người dân nhớ nhiều hơn, nhiều lúc không biết gọi cho số nào khi mất bình tĩnh. Ấn Độ vừa rồi quy định tất cả điện thoại sản xuất ra đều phải có nút khẩn cấp. Như vậy khi chúng ta có một đầu số và thực hiện như Ấn Độ thì quá hay”.
Đại tá Bửu cho hay Cảnh sát PCCC TP.HCM cũng đang nghiên cứu đề xuất đầu tư dự án bất cứ cuộc gọi nào đến 114, lập tức hiển thị vị trí của người gọi trên bản đồ số. Ví dụ như trên sông, biển, lúc gặp nạn người dân không thể biết mình đang ở vị trí nào hoặc kể cả trường hợp vừa mới gọi báo chưa kịp xác định vị trí mà làm rơi điện thoại xuống nước... thì lực lượng chức năng cũng có thể xác định vị trí để đến ứng cứu.
“Nếu có quy về một đầu mối thì nên lấy số 114”, đại tá Bửu đề nghị.
Trong khi đó, thượng tá Lê Văn Bích, Trưởng phòng Cảnh sát 113, Công an TP.HCM, cho rằng: “Việc dồn về một đầu số khẩn cấp thuận lợi cho dân khi có nhu cầu, xóa bỏ nhiều bất cập như hiện nay. Nhưng đây là dự án quy mô, tầm cỡ quốc gia nên Chính phủ mới có thể quyết định được”.
Thượng tá Bích khẳng định: “Đến lúc đó người dân trên phạm vi toàn quốc đều có thể gọi vào một đầu số nhờ sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng kịp thời, hiệu quả hơn”.
Số khẩn cấp sẽ giống 911 của Mỹ
Làm việc với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP, khẳng định: “Cần phải gom các số khẩn cấp lại thành một số. Làm sao gọn cho người dân, càng tiện lợi càng tốt. Tôi sẽ chỉ đạo anh em triển khai số điện thoại khẩn cấp theo hướng này”.
Liên quan đến đề xuất này, ông Lê Quốc Cường, Phó giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông TP, cho biết: “Hiện nay, Sở Thông tin - Truyền thông đang xây dựng hạ tầng liên thông các số 113, 114, 115 hoàn chỉnh về một mối. Nâng cấp phần mềm quy về một mối, kết nối với hệ thống camera, hệ thống chỉ huy điều hành để trở thành trung tâm chỉ huy, điều hành ứng cứu tình huống khẩn cấp. Lúc đó số điện thoại khẩn cấp sẽ giống như 911 của Mỹ”.
“Về lộ trình trong tháng 5.2016, chúng tôi sẽ trình lãnh đạo TP đề án này. Về đầu số sau khi gom lại thì chúng tôi đang xin nên chưa thể cho biết được là số nào. Hiện chúng tôi cũng đang làm từng bước”, ông Cường cho biết thêm.
Thái Lan chọn 911
Từ cuối năm 2015, Thái Lan đã chính thức chọn 911 làm số điện thoại khẩn cấp. Mọi người có thể gọi vào số này 24/24. Khi nhận được điện thoại, tổng đài 911 sẽ nhận, phân loại rồi chuyển tiếp cuộc gọi đến đơn vị trực tiếp xử lý như: cấp cứu, chữa cháy, cảnh sát... (người dân không cần phải gọi lại).
Thậm chí, nếu người dân không biết sự việc đang xảy ra ở đâu (do không rành đường sá, hoặc bị bắc cóc...), thông qua số điện thoại gọi đến, tổng đài 911 vẫn có thể định vị chính xác được địa điểm đấy.
Lam Yên (VP Bangkok)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.