Không có gì là bỏ đi kể cả vỏ hộp

16/10/2017 14:02 GMT+7

Một cái vỏ hộp bánh có thể tạo hình chú gấu, con robot hay tòa lâu đài... Với nghệ nhân Rukawa Takahashi, tất cả những hộp giấy không phải rác mà là nguyên liệu tái sử dụng thành tác phẩm nghệ thuật cho mọi người.

Tất cả bắt nguồn từ chữ thích, nghệ nhân Rukawa Takahashi thích các thao tác thủ công và sáng tạo nên những tác phẩm chưa ai nghĩ đến để trao niềm vui cho mọi người. Chính vì thế mà cách đây 20 năm, ông tự xây dựng nên nghệ thuật Pakage Craft, biến những vỏ hộp sản phẩm thành tác phẩm nghệ thuật, những món đồ chơi … Ông xem đây là hoạt động thu hút mọi người bảo vệ môi trường, tái chế những vật phẩm tưởng bỏ đi thành sản phẩm có giá trị nghệ thuật.

tin liên quan

Những vật phẩm may mắn & chiêu tài
Không chỉ mang lại phúc khí, những vật phẩm này còn có tác dụng chiêu tài dẫn lộc cho chủ nhân khi trưng bày trong không gian nhà ở.
Bắt nguồn từ nghệ thuật xếp giấy
Người Nhật nổi tiếng với nghệ thuật xếp giấy origami, biến những tờ giấy bình thường thành bất kỳ mô hình nào mà con người có thể nghĩ đến. Nghệ thuật Package Craft cũng bắt nguồn từ văn hóa xếp giấy, trọng điểm là chúng ta cần dựa trên thiết kế của hộp sản phẩm và dùng sức tưởng tượng để nghĩ ra mẫu hình từ chiếc hộp giấy đó. Không có khuôn mẫu, người nghệ nhân phải tính toán kỹ lưỡng, tạo hình tận dụng hết tất cả hoa văn, thậm chí cả mép giấy cũng có ý nghĩa trong quá trình lắp ghép thành phẩm.
Không có gì là bỏ đi kể cả vỏ hộp 1
Một trong những sản phẩm gây tiếng vang và giúp nhiều người biết đến nghệ thuật cắt tỉa những chiếc vỏ hộp đựng đồ của nghệ nhân Rukawa Takahashi là lâu đài Neuschwanstein ở Đức. Ông chia sẻ: “Đấy cũng là một trong những tác phẩm khó nhất tôi từng làm. Tôi đã mất 10 ngày để cắt tỉa hộp giấy, tỉ mẩn tạo hình mà thành. Cái khó ở đây là kiến trúc thật của lâu đài khá phức tạp mà trong quá trình làm, mình chỉ sử dụng những hoa văn của chiếc hộp sản phẩm có sẵn, làm sao vừa cho thấy đấy là chiếc vỏ hộp, vừa là một tòa lâu đài. Một sản phẩm khác của tôi cũng được chú ý là chú sư tử cao 180 cm được làm từ 140 cái vỏ hộp bánh chocolate. Điểm hay của sản phẩm là từ một mô hình con sư tử chung có thể tách riêng thành 13 con vật khác nhau như chim đại bàng, heo, vịt, rắn, chuột… tôi đã miệt mài tạo hình trong vòng 3 ngày mới tạo hình được con sư tử như ý muốn”.

tin liên quan

Thiếu gia Trung Quốc quyết chinh phục trái tim bà chị Việt từng 'lỡ đò'
Nhìn vào cuộc sống viên mãn của Kim Liên (27 tuổi) ở hiện tại, mấy ai ngờ được cô đã từng trải qua rất nhiều biến cố trong quá khứ… Một đời chồng và ly hôn chỉ sau 2 tháng đám cưới, bà chị này đã bị trái tim chân thành của cậu em người Trung Quốc chinh phục. 
Rukawa Takahashi là nghệ nhân duy nhất trong lĩnh vực xếp bao bì tại Nhật Bản. Ông đặt ra 3 quy tắc cho Package Craft là: Dùng 1 hộp sản phẩm thiết kế 1 tác phẩm, sử dụng toàn bộ hộp sản phẩm một cách tối ưu và nguyên tắc cuối cùng là thể hiện rõ ràng logo và tên sản phẩm. Nhờ có 3 quy tắc này mà Package Craft đã thành công trong việc triển khai như lĩnh vực nghệ thuật.
Đến việc “giết” thời gian
Không phải đến khi được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Bao bì Nhật Bản, nghệ nhân Rukawa Takahashi mới nghĩ đến việc tái chế vỏ hộp mà từ thời còn là sinh viên ông đã bắt đầu làm như thú vui tiêu khiển lúc căng thẳng. Tác phẩm đầu tay của ông có tên gọi là Amazakaya (ngôi nhà rượu ngọt). Ông kể: “Thời điểm đó vô tình trong nhà có khá nhiều vỏ hộp rượu. Vì muốn “giết” thời gian, tôi thử lấy 3 chiếc hộp cắt tỉa lại rồi cứ mày mò, dán, đính… cuối cùng thành mô hình ngôi nhà. Đó cũng là khởi điểm của nghệ thuật Package Craft mà tôi theo đuổi”.
Nghệ nhân Takahashi cũng có nhiều tác phẩm thiết kế hình con rồng, phượng hoàng, yêu quái Nhật Bản… Nhưng tác phẩm mang dấu ấn cá nhân của ông là thiết kế robot. “Tôi tự sáng tạo nên những mẫu hình robot khác nhau theo thiết kế riêng. Và với quy tắc sử dụng toàn bộ phận của hộp sản phẩm nên đối với tôi thì thiết kế của riêng tôi sẽ dễ hơn vì tôi có thể thêm lên các chi tiết theo ý mình muốn như làm cho tay robot to hơn hoặc thêm vũ khí cho robot… mà không bị ảnh hưởng bởi những mẫu robot có sẵn”.
Không có gì là bỏ đi kể cả vỏ hộp 2
Không có gì là bỏ đi kể cả vỏ hộp 3
Không có gì là bỏ đi kể cả vỏ hộp 4
Chỉ với bộ dụng cụ gồm những vật dụng khá đơn giản như kéo, dao cắt, dao điêu khắc, dụng cụ để vẽ đường xếp, thanh tròn (dùng để làm cong giấy hộp), keo dán gỗ, băng keo hai mặt, máy đục lỗ nhưng qua bàn tay tài hoa của nghệ nhân Rukawa Takahashi mà những chiếc hộp đựng sản phẩm thông thường được tái chế sang một nhân dạng mới.

tin liên quan

Chuyện nhỏ như con thỏ, tớ làm đấy!
Bực cả người. Cái nhà nhỏ như hộp diêm, thế mà những thứ không sử dụng nữa, đã cũ rích, cũ mèm, cô nàng vẫn không chịu bán ve chai. 
Đã 2 năm liền nghệ nhân Takahashi đến VN để chia sẻ về nghệ thuật tái chế vỏ hộp. Ông kể: “Không có gì quá sâu sắc hay phức tạp, các thao tác thủ công như cắt dán từ chiếc hộp giấy có thể làm chúng ta thư giãn và có được nhiều ý tưởng mới. Hơn nữa, ý nghĩa cốt lõi của Package Craft là tiết kiệm tài nguyên, vứt đi hộp sản phẩm sau sử dụng là một việc lãng phí. Không tận dụng thiết kế của các designer là một việc lãng phí. Tôi biết tại VN các bạn tái sử dụng những cái lon thiếc đã qua sử dụng để làm ra các món vật kỷ niệm. Tôi cho rằng các bạn hoàn toàn có thể phát triển nghệ thuật tái chế hộp giấy nhằm hạn chế rác thải ra môi trường”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.