Làng đúc lư đồng mùa tết

13/01/2013 10:55 GMT+7

Điều mà người Việt chăm chút nhiều nhất trong ngày tết chính là bàn thờ. Trên bàn thờ, vật được o bế kỹ nhất là bộ lư đồng.

Chỉ còn không đầy một tháng nữa là đến Tết Quý Tỵ. Trong những ngày này, những lò đúc đồng truyền thống như Hai Thắng, Ba Cồ, Út Kiểng, Sáu Bảnh, Năm Toàn ở Gò Vấp, TP.HCM (trước đây gọi là làng đúc đồng An Hội) đang đỏ lửa ngày đêm để kịp giao hàng cho dịp tết.

Theo chị Liên - chủ cơ sở sản xuất lư đồng Ba Cồ đời thứ ba, một sản phẩm phải trải qua ba công đoạn chính là làm khuôn, đúc, làm nguội. Người thợ dùng đất sét và sáp tạo khuôn, sau đó nung khuôn trong nhiều giờ ở nhiệt độ cao, đồng thời nấu chảy đồng rồi rót vào khuôn, cuối cùng là đục chạm hoa văn và đánh bóng sản phẩm. Nếu tính riêng để một bộ sản phẩm hoàn tất thì mất trên 15 ngày công.

Trong cuộc sống hiện đại, nhộn nhịp hôm nay, việc tồn tại những lò đúc đồng thủ công ngay giữa Sài Gòn âu cũng là một điều thú vị.

Làng đúc lư đồng mùa tết
Khách hàng chọn xem mẫu lư truyền thống trên đường Bạch Đằng, P.14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Làng đúc lư đồng mùa tết
Làm sạch lớp đất bên trong khuôn, một trong những công đoạn của làm nguội

 

 

Làng đúc lư đồng mùa tết
Chị Cẩm sắp xếp các khuôn sáp lư tròn chờ bít đất giấy

Làng đúc lư đồng mùa tết
Đổ đồng đã nóng chảy vào khuôn. Công đoạn này đòi hỏi người thợ canh chừng rất kỹ và phối hợp nhịp nhàng với người móc khuôn từ hầm nung

 

 

Làng đúc lư đồng mùa tết
Anh Ngẫu, có 20 năm theo nghề, chăm chút tút lại các lư còn tì vết

Làng đúc lư đồng mùa tết
Làm khuôn sáp đòi hỏi sự khéo léo và tính nghệ thuật của người thực hiện, bởi không theo khuôn mẫu mà do kinh nghiệm tạo hình từ đôi tay của người thợ

Làng đúc lư đồng mùa tết
Công đoạn đổ đồng vào khuôn

Theo Thanh Đạm \ Tuổi Trẻ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.