Nơi độc nhất 'gà vàng' xếp hàng chờ ra lò cuối năm

07/12/2016 14:38 GMT+7

Dịp Tết năm nay, ngoài heo đất , người dân ở đây còn sản xuất ra những chú gà vàng tuyệt đẹp, cặp gà trống mái sum vầy dự báo sẽ rất được thị trường ưa chuộng.

Cơ sở làm heo đất của gia đình ông Nguyễn Văn Hậu (thuộc phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương), từ tháng 11 đến nay đã tất bật chuẩn bị hàng Tết Nguyên Đán.

Năm nay các hàng thủ công từ đất sét của gia đình ông không đủ để phân phối, trong đó gà vàng là mặt hàng khan hiếm nhất.

Ông Hậu cho biết: “Năm nay là năm gà vì vậy người ta tìm mua heo hình gà nhiều lắm, mang ý nghĩa cầu may cho cả năm. Thường bên chú năm nào thì làm heo theo hình con đấy. Mặt hàng tiêu thụ cho Tết năm nay hút khách nhất là Gà vàng và các mặt hàng heo đất có họa tiết nhân vật hoạt hình”.

Năm nay, ngoài heo đất, gà vàng là sản phẩm bán chạy hơn cả vì năm sau là Tết Đinh Đậu (năm con gà). Ảnh Lê Nam
Gà vàng luôn khan hàng do nhu cầu cuối năm tăng cao. Ảnh Lê Nam
Ông Hậu bên 1 chú gà vàng của dịp Tết Đinh Dậu Ảnh Lê Nam

Ông Hậu mô tả quá trình làm Gà vàng tại cơ sở của gia đình rất chi tiết: “Đầu tiên mình phải thỏa thuận với bên đổ khung về hình dáng của con gà. Vì là hàng mới nên khá khó trong việc thống nhất kiểu dáng với bên làm khung.

Các hàng heo nguyên liệu (heo đất chỉ mới được nung thô, chưa trang trí) được nung tại phường Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) rồi chuyển đến cơ sở mình cùng vài cơ sở khác lân cận.

Sau đó mình sẽ mài cho gà nhẵn, rồi mang đi si thành màu vàng, sau đó bắt đầu vẽ bằng cọ từng chỗ một rồi đổ kim tuyến”.

[VIDEO] HEO ĐẤT, GÀ VÀNG LÁI THIÊU LÀM ĐẸP CHỜ TẾT -Thực hiện: Lê Nam - Hảo Hảo

Gà vàng ở cơ sở ông Hậu đa dạng kiểu dáng. Từ gà trống theo hình dạng cũ cho đến gà cặp trốn mái và “gia đình gà” với đủ các kích thước kháu nhau. Chủ yếu được tô màu vàng, đính kim tuyến và vẽ viền bắt mắt ở phần đuôi và đầu.

Heo vàng chờ "tắm" kim tuyến Ảnh Lê Nam
Ông Hậu vẽ những lớp sơn tươi lên mình heo trước khi nhúng vào chậu kim tuyến Ảnh Lê Nam
Cận cảnh heo vàng "tắm" trong chậu kim tuyến Ảnh Lê Nam

Tùy vào kích thước và tính cầu kỳ của họa tiết heo mà số lượng heo thành phẩm nhiều hay ít. Các mặt hàng heo vàng mỗi ngày gia đình ông Hậu cho “ra lò” hơn 500 con, trong khi đó Gà vàng chỉ làm được vài chục con một ngày.

Ông Hậu nói: “Do là loại heo đất khá cầu kỳ nên số lượng sản phẩm cũng hạn chế, mà khách họ thích thành ra làm bao nhiêu cũng thiếu cung cấp bạn hàng hết”.

Anh Nguyễn Trung Tâm, 26 tuổi, thế hệ thứ ba làm heo đất bên 1 chú heo "cách tân" thành nhân vật hoạt hình Ảnh Lê Nam
Heo đất theo phong cách "Kungfu Panda" Ảnh Lê Nam
Heo đất vẫn là hình thức tiết kiệm được nhiều người dân lựa chọn Ảnh Lê Nam

Nhờ việc sáng tạo ra nhiều kiểu dáng khác nhau cho heo đất mà lượng hàng đặt dịp Tết năm nay của gia đình ông Hậu tăng mạnh.

Anh Nguyễn Trung Tâm (con trai út của ông Hậu) cho biết: “ Năm nay gia đình mình phải làm liên tục, đặt biệt cao điểm vào tầm này đến Tết. Sợ làm không kịp, mình đã phải từ chối một số đơn hàng Gà ở tỉnh”.

Anh cho biết lý do phải từ chối nhận đặt hàng là họ chủ yếu đặt Gà vàng và heo có họa tiết nhân vật họa hình. Trong khi 2 loại mặt hàng này tốn rất nhiều thời gian và công sức vẽ, hiện tại cơ sở ở gia đình cũng như nhiều cơ sở khác vẫn đang thiếu thợ vẽ họa tiết cho heo đất.

“Cơ sở mình đang làm những họa tiết khá cầu kỳ nên khó tìm người vẽ lắm, giờ chỉ có 4 thợ mà toàn là người nhà cả” - anh nói thêm.

Heo đất cách điệu chỉ có vào dịp Tết Ảnh Lê Nam
Gia đình gà vàng là mặt hàng hút khách, có giá 70.000 đồng Ảnh Lê Nam

Làm heo đất ở Lái Thiêu đã có gần nữa thế kỷ nay, tất cả các công đoạn từ đổ khung, nung heo, cho đến trang trí họa tiết đều được thực hiện bằng tay.

Tuy hiện nay chỉ còn khoảng 20 hộ duy trì nghề nhưng người dân vẫn quen miệng gọi đây là “xóm làm heo đất”. Như một cách để lưu giữ một làng nghề truyền thống của Lái Thiêu.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.