Sài Gòn hào hiệp ‘sửa tặng nón bảo hiểm miễn phí..., bà con đừng ngại’

16/04/2016 15:02 GMT+7

Là nội dung của những bảng hiệu treo trước chuỗi cửa hàng của một hệ thống nón bảo hiểm. Nhiều người đi qua đều tấm tắc Sài Gòn sao hào hiệp và phóng khoáng đến vậy.

Là nội dung của những bảng hiệu treo trước chuỗi cửa hàng của một hệ thống nón bảo hiểm. Nhiều người đi qua đều tấm tắc Sài Gòn sao hào hiệp và phóng khoáng đến vậy.

Bảng sửa nón miễn phí treo tại cửa hàng quận 4 - Ảnh: Vũ PhượngBảng sửa nón miễn phí treo tại cửa hàng quận 4 - Ảnh: Vũ Phượng
Không quá ngoa khi nói rằng Sài Gòn là mảnh đất hào hiệp, nghĩa tình, rộng lượng và bao dung. Bởi vì ở Sài Gòn xô bồ, đông đúc, ồn ào nhưng vẫn làm ấm lòng biết bao con người lặn lội tìm đến đây kiếm sống.
‘Vì hạnh phúc là được cho đi’
Mở đầu câu chuyện, chị Tạ Thị Hồng Nương (35 tuổi, chủ hệ thống kinh doanh nón bảo hiểm) kể, ở Sài Gòn có nhiều phận đời khác nhau, ai cũng vì cuộc sống mưu sinh mà tần tảo mưa nắng ngoài đường. Nhưng chị Nương vẫn ấn tượng với những người chạy xe ôm hơn cả, vì bất kể có khách hay vắng khách họ vẫn ở ngoài đường cả ngày hít nhiều khói bụi.
Chị Hồng Nương chia sẻ: “Có lần ngồi ở Bến Thành đợi bạn khoảng 1 tiếng, mình tận mắt chứng kiến chú xe ôm không có khách mà có tới mấy chục người tới hỏi đường. Vậy mà ai hỏi chú cũng nhiệt tình chỉ đi chứ không cau có”.
Tất cả các cửa hàng của chị Hồng Nương đều treo bảng sửa nón miễn phí - Ảnh: Vũ PhượngTất cả các cửa hàng của chị Hồng Nương đều treo bảng sửa nón miễn phí - Ảnh: Vũ Phượng
Rồi cả những lần nhìn thấy bên ngã tư đường những người chạy xe ôm khoác trên mình tấm áo mưa mỏng manh dưới trời mưa như trút, chị Nương không khỏi xót xa. Kể từ đó, tất cả những khách hàng đến với chị làm nghề chạy xe ôm đều được sửa nón miễn phí. Nếu cảm thấy nón không còn sử dụng được chị Nương cũng tặng luôn nón mới để họ yên tâm trên những đoạn đường mưu sinh.
Đến đầu năm nay, chị Nương bắt đầu treo bảng “Sửa nón miễn phí cho người chạy xe ôm - Bà con đừng ngại”. Tuy nhiên, theo chị Nương, có lẽ nhiều người chạy xe ôm vẫn còn ngại và e dè nên chỉ chạy ngang qua nhìn rồi đi, chỉ một số ít người mang nón vào thay dây và miếng lót.
Cuộc sống là sẻ chia
Hệ thống nón bảo hiểm của chị Hồng Nương gồm 10 cửa hàng, cửa hàng nào chị Nương cũng cho treo bảng như trên.

Dáng người đen nhẻm, e dè không nói gì nhưng đến khi mình đến tặng nón tận tay rồi chúc công việc gặp nhiều may mắn chú ấy mới cười thật tươi rồi khoanh tay cúi đầu cảm ơn. Thấy vậy, mới cảm nhận được cuộc đời họ đã qua bao nhiêu khó khăn vất vả. Bị mọi người đối xử như thế nào.

Chị Tạ Thị Hồng Nương

Chị Nương kể lại câu chuyện về một người chạy xe ôm tới thay dây nón, miếng lót và vệ sinh miếng xốp.
“Vì thấy sửa khá nhiều nên bác xe ôm nhất quyết đòi trả tiền vì cho rằng có nhiều người còn khó khăn hơn mình, nhân viên tại cửa hàng thuyết phục mãi nhưng bác không chịu, sau bác đưa một nửa tiền rồi mới đi”, chị Nương kể.
Không chỉ sửa nón miễn phí tại cửa hàng, đều đặn 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng ngày 21 hàng tháng, chị Hồng Nương và nhân viên của mình đi tặng nón cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Anh Nguyễn Cao Thuyết (27 tuổi, nhân viên tại cửa hàng đường Nguyễn Tất Thành, quận 4) bày tỏ: “Mỗi lần đi tặng nón ai nấy đều hồ hởi, nhìn các bác các chú xe ôm nở nụ cười khi cầm trên tay chiếc nón mới là mình không bao giờ quên được. Hạnh phúc lắm”.
Còn chị Hồng Nương thì xúc động khi nhớ lại lần tặng nón cho một người chạy xe ôm trên đường Đoàn Văn Bơ (quận 4): “Dáng người đen nhẻm, e dè không nói gì nhưng đến khi mình đến tặng nón tận tay rồi chúc công việc gặp nhiều may mắn chú ấy mới cười thật tươi rồi khoanh tay cúi đầu cảm ơn. Thấy vậy, mới cảm nhận được cuộc đời họ đã qua bao nhiêu khó khăn vất vả. Bị mọi người đối xử như thế nào”.
Không những thế, nhiều lần đi tặng nón, chị Nương và nhân viên của mình còn vui hơn khi thấy người được tặng nón tự nguyện dẫn đoàn qua nhiều các con hẻm khác để chỉ đến những người cùng nghề. Điều này làm niềm vui của những người làm thiện nguyện tăng lên bội phần.
11 giờ đêm ngày 21 hàng tháng chị Nương lại cùng nhân viên đi tặng nón cho người có hoàn cảnh khó khăn - Ảnh: NVCC11 giờ đêm ngày 21 hàng tháng chị Nương lại cùng nhân viên đi tặng nón cho người
có hoàn cảnh khó khăn - Ảnh: NVCC
‘Bà con nghe thân thương lạ lùng’
Ông Nguyễn Văn Kha (48 tuổi, chạy xe ôm trên đường Tôn Đản, quận 4) từng sửa nón tại cửa hàng cho biết, lúc đầu thấy bảng ông cũng ngại không dám vào. “Nón hư cái dây khóa, không biết thay ở đâu, chạy qua thấy bảng nhưng thấy cứ kỳ kỳ, chạy tới chạy lui mấy lần mới vào, vì chữ bà con nghe thân thương lạ lùng”, ông Kha chia sẻ.
Nhiều khi chị Nương tự tay sửa lại nón cũ của những người đến đổi để tặng cho những người không có điều kiện - Ảnh: Vũ PhượngNhiều khi chị Nương tự tay sửa lại nón cũ của những người đến đổi để tặng cho những người
không có điều kiện - Ảnh: Vũ Phượng
Cùng cảm xúc, ông Lê Minh Phú (56 tuổi, chạy xe ôm đường Huỳnh Tấn Phát) tâm sự: “Tôi chạy xe ôm đêm thấy nhiều người đi phát cơm, phát nước, phát quần áo khi trời lạnh, phát bánh mì lúc giữa đêm, mới đây được phát cả chiếc nón bảo hiểm nữa. Thấy Sài Gòn dễ thương quá chừng”.
Bác xe ôm xúc động vì được sửa nón miễn phí - Ảnh: CTVBác xe ôm xúc động vì được sửa nón miễn phí - Ảnh: CTV
Sài Gòn là vậy, phóng khoáng, hào hiệp, cưu mang hàng triệu con người từ nhiều vùng đất khác nhau đổ về.
Nhớ về Sài Gòn, người ta sẽ nhớ đến những việc làm đơn giản nhưng giàu tình nghĩa, nhớ về những hành động tạo nên thương hiệu người Sài Gòn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.