Xóa ngay những 'bẫy' biển báo

21/01/2016 05:00 GMT+7

Nhiều bạn đọc gửi ý kiến phản hồi, ủng hộ quan điểm của ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ GTVT, trong bài viết Biển báo ở lại thì người phải đi! đăng trên Thanh Niên ngày 20.1.

Nhiều bạn đọc gửi ý kiến phản hồi, ủng hộ quan điểm của ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ GTVT, trong bài viết Biển báo ở lại thì người phải đi! đăng trên Thanh Niên ngày 20.1.

Nhiều biển báo rối rắm gây khó khăn cho người tham gia giao thông - Ảnh minh họa: T.NNhiều biển báo rối rắm gây khó khăn cho người tham gia giao thông - Ảnh minh họa: T.N
Nhan nhản biển báo bất hợp lý
Đi trên QL1 mới thấy nhan nhản biển báo được cắm bất hợp lý, là nỗi nhức nhối của cánh tài xế xuyên Việt. Chưa bao giờ người dân ta thán “bẫy” biển báo giao thông như vậy. Điều này đã “vọng” đến tai của lãnh đạo Bộ GTVT. Đây là phát biểu kiên quyết, cần làm ngay được nhiều người ủng hộ. Tôi thấy phải làm kiên quyết như vậy mới được!
Hoàng Văn Công (Q.3, TP.HCM)
Không chỉ loạn biển báo !
Tôi thấy cách điều hành quản lý nhà nước hiện nay hơi lạ, không chỉ loạn biển báo mà văn bản hành chính để thực hiện các yêu cầu của người dân cũng rất lộn xộn, khiến người dân như lạc vào rừng, ví dụ như việc phân lô tách thửa mà Báo Thanh Niên đăng mấy hôm nay. Vì vậy, ông Thăng nói: “Biển báo ở lại thì người phải đi!”, thì tôi cũng xin mạn phép kiến nghị: “Văn bản bất hợp lý “hành” dân còn thì cán bộ ban hành văn bản phải đi!”.
Nguyễn An (Q.Gò Vấp, TP.HCM)
Quá đúng !
Việc thanh tra, cấp phép cho xe tăng cường tết chính là cái “ổ” của tiêu cực. Tại sao xe ngoài bến chạy bạt mạng, bắt khách nhồi nhét dọc đường năm nào cũng có rất nhiều? Ai cấp phép, ai kiểm tra, và vì sao vẫn tồn tại mãi như vậy? Thế kỷ 21 rồi mà người dân Việt mỗi khi lên xe khách bị nhồi nhét, quát nạt chẳng khác nào thời còn bao cấp. Ông Thăng đã quá đúng khi chỉ ra thực trạng này. Vấn đề là làm đến đâu nữa mới quan trọng.
Ngọc Thiên (TP.Biên Hòa, Đồng Nai)
Chỉnh trang thường xuyên
Thực tế hiện nay đa số các biển báo giao thông của VN có kích thước quá nhỏ, lại được đặt ở vị trí khá thấp, khó quan sát. Thêm vào đó, đường sá nhỏ hẹp, mật độ xe cộ dày đặc nên nếu tài xế chạy xe ở làn phía trong sẽ không thể nhìn thấy biển cắm ở ngoài mép đường được. Hơn nữa, với hệ thống biển giao thông dày đặc, mọc san sát bên đường không theo trật tự nào, tài xế phải liên tục quan sát biển giao thông sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, cần phải rà soát, chỉnh trang biển báo thường xuyên chứ không thể mỗi ngày cứ cắm thêm biển xuống rồi để mặc đó.
Trần Minh Hoàng (Q.12, TP.HCM)
Ai chịu trách nhiệm ?
Hơn ai hết, chính CSGT là người biết rõ nhất những bất hợp lý của biển báo giao thông, nhưng không ít CSGT còn canh me tại những biển bất hợp lý để phạt tài xế nữa. Ai cắm sai thì phải nhổ bỏ, đó là điều đương nhiên. Nhưng ai sẽ là người chịu trách nhiệm với những thiệt hại do biển báo bất hợp lý đã gây ra?
Nguyễn Thanh Long (Q.Bình Thạnh, TP.HCM)
Ban CTBĐ (tổng hợp)
Biển báo giao thông bất hợp lý trở thành những cái "bẫy" khiến tài xế bức xúc thời gian qua khá phổ biến. Khi cắm biển, lẽ ra người có trách nhiệm phải tính toán kỹ lưỡng và phải theo dõi, rà soát thường xuyên để phát hiện bất cập, xử lý kịp thời chứ không phải cứ cắm xuống rồi bỏ mặc đó. Biển báo giao thông bất hợp lý chẳng những gây bức xúc cho người dân mà có khi còn làm xáo trộn trật tự giao thông, cần phải nhanh chóng được nhổ bỏ.
Phan Văn Hạnh (Q.1, TP.HCM)
Hãy thử làm tài xế sẽ biết nỗi khổ sở, lo lắng như thế nào khi chạy xe ra đường. Vừa phải lo nhìn đường, vừa lo quan sát những tấm biển báo giao thông vừa nhiều, vừa rối rắm và nhiều chữ, tài xế chạy xe không thể nào kịp quan sát hết biển nên nhiều khi bị phạt oan. Tôi ủng hộ chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT, nếu không xử lý được những biển báo giao thông bất hợp lý thì cán bộ phải bị xử lý.
Bùi Duy Tân (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.