Lịch sử phát triển của trí tuệ nhân tạo trong ngành game

03/08/2018 07:05 GMT+7

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã xuất hiện từ rất lâu trong ngành trò chơi điện tử, dưới dạng những nhân vật NPC.

Công nghệ cũ chỉ cho phép người dùng tương tác với NPC thông qua một số tập lệnh đã được lập trình sẵn. Nhưng các công nghệ mới có thể đem lại cho NPC khả năng tự học. Sau đây là hành trình về sự thay đổi của trí tuệ nhân tạo trong game.

Một trong những ví dụ đầu tiên về AI – trí tuệ nhân tạo – trên game là ở trò chơi Nim được phát hành trong năm 1951 và phát hành năm 1952. Trong năm 1951, sử dụng cỗ máy Ferranti Mark 1 của Đại học Manchester, Christopher Strachey đã viết một chương trình đánh caro và Dietrich Prinz cũng làm điều tương tự với bộ môn cờ vua. Đây là những chương trình máy tính đầu tiên được viết. Chương trình cờ caro của Arthur Samuel được viết trong những năm 50 và 60 có đủ khả năng để đối đầu với các game thủ nghiệp dư. Kết quả vĩ đại nhất của các cỗ máy có tích hợp trí tuệ nhân tạo thời bấy giờ là Deep Blue của IBM, với thành tích đánh bại vua cờ Garry Kasparov trong năm 1997.

Những tựa game đầu tiên được phát triển trong những năm 1960 và 1970 như Spacewar!, Pong Gotcha (1973) được tích hợp các suy diễn logic rời rạc và dựa trên sự đối đầu trực diện của 2 game thủ nhưng lại không có AI.

Những tựa game có chế độ chơi 1 người bắt đầu xuất hiện nhiều vào những năm 70. Tựa game đầu tiên là Taito Speed Race (1974) và Atari Qwak (săn vịt) và Pursuit (bắn máy bay). Trong năm 1972 có sự xuất hiện của 2 tựa game Hunt the WumpusStar Trek. NPC trong game di chuyển theo những dữ liệu được định sẵn. Sự kết hợp của vi xử lý cho phép có nhiều yếu tố tính toán ngẫu nhiên ảnh hưởng đến cách di chuyển của NPC.

Kỷ nguyên vàng của trò chơi điện tử là thời điểm mà AI được tích hợp cho NPC một cách rộng rãi, nhờ thành công của Space Invaders (1978), có độ khó tăng dần, các lối di chuyển bất ngờ cũng như các tính năng thú vị được giới thiệu trong game. Galaxian (1979) bổ sung thêm nhiều yếu tố phức tạp cũng như cách di chuyển ngẫu nhiên của kẻ thù, bao gồm cả một số NPC di chuyển không theo đội hình. Pac-Man (1980) được tích hợp AI cho các bước di chuyển trong mê cung, kèm theo những đặc tính riêng cho từng nhân vật. Karate Champ (1984) tích hợp AI vào các tựa game đấu võ đối kháng. First Queen (1988) là tựa game hành động chiến thuật RPG có những nhân vật được điều khiển bởi AI máy tính, hành động theo sự ra lệnh của một NPC cầm đầu. Đặc biệt nhất là Dragon Quest IV (1990) với hệ thống “Tactics”, người dùng có thể điều chỉnh thói quen của AI dành cho NPC trong các trận đấu.

Những tựa game thể thao như Madden Football, Madden BasketballMadden Baseball phát triển hệ thống AI theo hướng đưa ra các hình thức huấn luyện NPC theo tính cách của các ngôi sao thể thao tương ứng.

Những năm 1990 đánh dấu việc sử dụng các công cụ AI để phát triển nhân vật ngày một phổ biến và xuất hiện trong nhiều lĩnh vực hơn. Các game chiến thuật theo thời gian thực tích hợp AI trong nhiều vật thể, các thông tin về dò đường, quyết định theo thời gian thực và mô hình kinh tế... 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.