Để mạng xã hội trở thành nhịp cầu nối

14/01/2017 10:01 GMT+7

Trong các buổi sinh hoạt nội quy ở trường học, hầu hết lãnh đạo các trường phổ thông thường nhắc nhở, răn đe và cảnh báo học sinh (HS) trong việc sử dụng các trang mạng xã hội, nhất là Facebook.

Như nhìn nhận chung của xã hội, Facebook là "con dao hai lưỡi", và một khi không thể ngăn cấm được HS sử dụng thì phải biết tìm cách phát huy mặt tích cực của nó.
Theo khảo sát của chúng tôi, tỷ lệ HS trung học sử dụng Facebook hiện nay là rất lớn, khoảng trên 80%. Có nhiều lớp 100% HS sử dụng. Thăm dò ý kiến, trao đổi với nhiều phụ huynh trong các cuộc họp, chúng tôi thấy đa phần họ đều muốn nhà trường có phương tiện để dễ dàng theo dõi thông tin học hành của con em mình mọi lúc mọi nơi.

tin liên quan

Đề thi bằng thơ khiến dân mạng 'té ghế'
Đề thi hết học phần môn Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật của Trung tâm Tư vấn pháp luật (Trường ĐH Luật Hà Nội) liên tục được dân mạng chia sẻ suốt hai ngày qua.

Để Facebook trở thành cầu nối thông tin giữa nhà trường, HS và phụ huynh, trước hết, nhà trường phải làm một thao tác khảo sát, thống kê việc sử dụng Facebook của HS để quản lý, như việc yêu cầu HS cung cấp số điện thoại cá nhân mà nhiều trường vẫn làm hiện nay. Ngoài trang thông tin chung của trường, nhà trường phải chủ động tạo một địa chỉ Facebook riêng cho mình và cung cấp cho toàn thể phụ huynh. Mỗi giáo viên phải có địa chỉ riêng của lớp mình chủ nhiệm, yêu cầu tất cả các HS kết nhóm trên địa chỉ ấy. Sau đó, giáo viên mời cha mẹ HS gia nhập vào địa chỉ này khi họp phụ huynh đầu năm. Khi ấy mọi thông tin về học hành, sinh hoạt trường lớp, tâm tư nguyện vọng, những buồn vui cá nhân... đều dễ dàng nắm bắt kịp thời, hiệu quả.
Ngoài ra, tùy theo đặc trưng riêng của từng địa phương, từng trường mà có cách áp dụng hiệu quả khác nhau. Mục đích quan trọng là làm sao để HS chỉ có thời gian tận dụng mặt tích cực của mạng xã hội.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.