Rậm rịch chuyển tiếp giáo dục về các trường đại học Việt Nam hậu Covid-19

23/07/2020 09:00 GMT+7

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, kế hoạch du học của nhiều học sinh đã bị ảnh hưởng. Càng lúc càng có nhiều bạn chọn thay đổi nguyện vọng sang các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.

1. Lỡ làng chuyện du học

Theo Bộ GD-ĐT, Việt Nam có khoảng 190.000 du học sinh, nhiều nhất là châu Á 70.000, kế đến là châu Mỹ 50.000, châu Âu 40.000, Australia và New Zealand 30.000. Mỗi năm, hàng chục nghìn học sinh lên đường du học. Tuy nhiên, do Covid-19, đa số phải hoãn hoặc bảo lưu kết quả.
Tại châu Âu, hầu hết các nước vẫn đang nhập nhằng chuyện mở cửa visa. Sinh viên quốc tế đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế châu Âu, thế nên hầu hết các quốc gia đều đang cố hết sức để ưu tiên visa cho du học. Thế nhưng, động thái này cũng không giúp cải thiện được mấy thực trạng giảm sút trầm trọng của tỷ lệ sinh viên quốc tế đăng ký năm học 2020.
Theo một nghiên cứu, các thị trường tại phía đông châu Á - trong đó có Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam - năm nay du học sinh đăng ký đến Anh giảm tới 14.000 so với năm ngoái, khiến nguồn thu mất đi 463 triệu bảng.
Tại Nhật, vấn đề nhập cảnh nhìn chung cũng đang rất khó khăn. Du học sinh không nằm trong đối tượng ưu tiên, cộng thêm số chuyến bay thương mại ở mức tối thiểu khiến nhiều người lo ngại đến tháng 10 cũng chưa có cách nào giải quyết ổn thỏa.
Còn ở Mỹ, tuy quy định yêu cầu sinh viên nước ngoài phải rời khỏi Mỹ nếu các lớp học mà họ tham dự chỉ giảng dạy trực tuyến đã bị bãi bỏ, bất ổn về chính trị và tình hình dịch bệnh hiện tại vẫn báo hiệu một tương lai không mấy khả quan khi các trường mở cửa lại mùa thu này.
Thị trường du học ảm đạm diễn ra ở khắp nơi trên thế giới

Thị trường du học ảm đạm diễn ra ở khắp nơi trên thế giới

Số ít may mắn xin được visa du học từ trước khi dịch bùng nổ cũng đang trong trạng thái cực kỳ phân vân. Nhiều trường đại học ra chính sách bắt buộc sinh viên nước ngoài phải mua bảo hiểm sức khỏe có thêm các hạng mục liên quan đến phòng chống dịch mới cho nhập học, làm đội chi phí lên khá lớn. Đó là chưa kể đến yêu cầu cách ly tự túc 14 ngày khi vừa chân ướt chân ráo bước đến nơi đất khách quê người (phần lớn không được trợ cấp) cũng làm nhiều bạn trùng chân.

2. Chuyển hướng giáo dục về các trường trong nước

Trong bối cảnh kể trên, càng lúc càng có nhiều học sinh dự tính rẽ hướng sang các lựa chọn khác đến từ các trường quốc tế ngay trong nước. Ngày 15.7, Bộ GD-ĐT cũng ra chỉ thị số 2582/BGDĐT-GDĐH về việc tiếp nhận du học sinh Việt Nam và sinh viên quốc tế không tiếp tục học tập ở nước ngoài do dịch Covid-19, yêu cầu các trường lên phương án thích hợp để hỗ trợ chuyển tiếp cho nhóm đối tượng này.
Nhìn chung, các chương trình 3+1, 2+2, hay lấy bằng quốc tế tại Việt Nam đảm bảo khả năng du học trong tương lai khi tình hình dịch bệnh đã lắng xuống là lựa chọn được khá nhiều học sinh và phụ huynh xem xét.
Ngoài ra, một mô hình khác mới và được biết đến hơn 10 năm qua là các Mô hình Đại học Mới, được thành lập dựa trên cơ sở liên kết với chính phủ các nước Anh, Pháp, Nhật và Đức, trong đó phải kể đến Trường ĐH công lập Việt Đức (VGU). VGU là trường ĐH đáp ứng đủ các yêu cầu về chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế và với nhiều lĩnh vực, trong đó phải kể đến các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật và công nghệ.
VGU là trường ĐH do Chính phủ Việt Nam và CHLB Đức hợp tác xây dựng, các chương trình đào tạo cử nhân của trường đều có liên kết với một đại học đối tác Đức, và được giảng dạy 100% bằng tiếng Anh với các giảng viên kinh nghiệm trong và ngoài nước, với các ngành nghề như: Khoa học máy tính, Cơ khí, Kỹ thuật điện và Máy tính, Kiến trúc, Xây dựng, Tài chính Kế toán, Quản trị kinh doanh,… Lợi thế trên cộng thêm chuẩn chất lượng được kiểm định bởi các tổ chức hàng đầu của Đức như: ASIIN, ACQUIN, ZEvA, VGU đem đến cho sinh viên cơ hội dễ chuyển tiếp hay học sau đại học tại các nước châu Âu và thế giới.
Trường ĐH công lập Việt Đức mang đến các chương trình giảng dạy chuẩn quốc tế, liên kết trực tiếp với các đại học đối tác từ CHLB Đức

Trường ĐH công lập Việt Đức mang đến các chương trình giảng dạy chuẩn quốc tế, liên kết trực tiếp với các đại học đối tác từ CHLB Đức

Theo đại diện của Trường ĐH Việt Đức thì với tình hình năm nay, nhà trường đã tiếp nhận số lượng sinh viên VN trở về từ nước ngoài khá nhiều. Trong số đó có không ít các bạn ứng tuyển theo hình thức tuyển thẳng bằng các bằng phổ thông quốc tế như SAT, IGCSE, AS/A-Level, TestAS,... hoặc quy đổi điểm từ các chương trình dự bị đại học, hoặc đại học ở nước ngoài. Những sinh viên này vẫn được nhà trường áp dụng các quy chế về học bổng như đối với sinh viên theo học tại Việt Nam.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về chương trình đào tạo của ĐH Việt Đức tại đây: www.tuyensinh.vgu.edu.vn
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.