Giáo viên nói gì về quy định chiều cao xét tuyển vào ngành sư phạm ?

Bích Thanh
Bích Thanh
14/02/2019 11:22 GMT+7

Trước quy định về chiều cao trong tuyển sinh của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, giáo viên đã đưa ra ý kiến phản ứng.

Giáo viên Lê Minh Tân, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM) phản ứng, nếu đưa ra quy định như vậy vô tình trở thành rào cản khiến ngành giáo dục, mà cụ thể ở đây là học sinh mất đi cơ hội được học với những giáo viên giỏi, tâm huyết.

Hình ảnh của i giáo viên không chỉ thể hiện bằng chiều cao thể chất mà là “chiều cao” của tri thức, tâm hồn và phẩm chất.

Với một trường đầu ngành về đào tạo thì các nhà quản lý cần có sự cân nhắc tính toán trước khi đưa ra những quy định sao cho hợp lý. Hoạt động giáo dục ngày nay không đơn thuần là đứng trên bục giảng mà còn là sự phối hợp tổ chức, thực hiện các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài nhà trường. Những hoạt động này có thể cần thiết yêu cầu về sức khỏe những cũng mang tính chất khuyến khích, yếu tố cộng thêm chứ không thể là quy định về chiều cao một cách không phù hợp như vậy.

Tương tự, giáo viên Lê Minh Thu, Trường THCS Võ Thị Sáu (TP Bạc Liêu), đưa ra ý kiến, bất cứ ngành nào cũng vậy, nếu có ngoại hình thì càng tốt nhưng không phải cứ giáo viên cao, giáo viên đẹp là học sinh sẽ học giỏi, chăm học.


Thay vì quy định về chiều cao thì ngành sư phạm lưu ý đến các yếu tố như phẩm chất, năng lực, lòng yêu nghề để không còn tái diễn những sự việc như bạo lực với học sinh từ mầm non trở lên như thời gian vừa qua.

Còn nếu cần sơ tuyển thì thực hiện phỏng vấn về giọng nói, khả năng truyền cảm và kiểm tra sức khỏe … chứ không thể là quy định cao hay thấp như vậy được.

Thạc sĩ Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM), thì cho rằng, đương nhiên sư phạm cũng là một trong những ngành đặc thù nên cần có tiêu chí xét tuyển riêng nhưng cần phù hợp với đúng mục tiêu. Chuyện ngoại hình, trong đó có chiều cao không phải là tiêu chí đặc thù cùa ngành sư phạm mà nếu cần thiết sơ tuyển thì  nên quan tâm việc nói không ngọng, không lắp và truyền cảm…

Thêm vào đó, chúng ta thường nói rằng học trò nghe thầy cô giảng bài để tiếp nhận kiến thức chứ có khi nào nói rằng nhìn thầy cô giảng để có kiến thức. Vi vậy đây là quy định bất hợp lý cần thay đổi

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.