Sinh viên Việt Nam đến Nhật để học ‘triết lý nước’

25/10/2018 08:00 GMT+7

Nhóm sinh viên đoạt giải nhất cuộc thi 'Dynamic - Sinh viên nhà doanh nghiệp tương lai' đã có một chuyến đi 'kỳ thú' đến Nhật Bản.

Trên trang facebook của mình, CEO của mạng xã hội Tungtung.vn Phan Thanh Tùng chia sẻ nó “kỳ thú” bởi: “Không chỉ dừng lại ở một sản phẩm, mà chúng ta phải luôn đặt câu hỏi, làm thế nào để công ty phát triển sau 100 - 200 năm nữa, đó chính là cách các công ty luôn suy nghĩ”.
Học từ doanh nghiệp trăm năm “vì nguồn nước sạch”
Ấn tượng sâu sắc nhất với Phan Thanh Tùng trong chuyến đi Nhật Bản là câu chuyện triết lý, tầm nhìn của Tập đoàn Suntory - một doanh nghiệp mà đoàn ghé thăm. Cũng từ đây, Tùng đã đưa ra định hướng ngay cho bản thân và công ty đang điều hành: “Cần phải tập trung đẩy mạnh giá trị cốt lõi, lấy sứ mệnh là mục tiêu mà các thành viên sẽ cùng nhau thực hiện, mỗi người là một ngọn cờ, luôn có trong mình máu lửa và niềm tin”.
Còn với Lê Đặng Linh Châu, một nữ thủ lĩnh sinh viên lại ngỡ ngàng bởi từng chi tiết tinh tế rất Nhật Bản. Linh Châu cho biết, ngày đầu tiên là trải nghiệm về lời hứa “Mizu To Ikiru” của Tập đoàn Suntory: Sống cùng nguồn nước. Có một bể nước đặt ngay giữa sảnh lớn, nước được tái sử dụng liên tục để tạo dòng chảy. Âm thanh, dòng nước, mọi thứ đều rất tự nhiên dù không gian còn lại hiện đại vô cùng. Xung quanh là mấy băng ghế nghỉ chân cho mọi người. Nhân viên hay ngồi lại ngắm cái bể này, vừa nghỉ chân vừa thư giãn. Một trong những giá trị doanh nghiệp mà Suntory theo đuổi rất hay là: Giving back to society" (Đóng góp lại cho xã hội). Suntory hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào nguồn nước. Doanh nghiệp này làm gì cũng mong muốn tiếp tục sản sinh nguồn nước tự nhiên sạch, tốt cho cộng đồng. Bể nước đặt giữa sảnh lớn này là một cách để họ nhắc nhở mọi người về lời hứa đó.
 Các bạn sinh viên Việt Nam học về cách người Nhật bảo vệ nguồn nước và bảo tồn rừng
Các bạn sinh viên Việt Nam học về cách người Nhật bảo vệ nguồn nước và bảo tồn rừng
Suốt chuyến đi, Linh Châu cẩn thận ghi chép nhật ký để lưu lại những cảm xúc chân thật nhất của một cô gái vừa tốt nghiệp đại học và như để chia sẻ những điều mắt thấy tai nghe ở xứ mặt trời mọc. Ở Nhật Bản, 73% là núi rừng. Trong đó, Hakushu là khu rừng doanh nghiệp này đặt nhà máy sản xuất nước khoáng thiên nhiên và chưng cất rượu whisky. Bảo vệ nguồn nước ngầm nên việc giữ khu rừng khỏe mạnh là một trong những nhiêm vụ được doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu. Rừng Hakushu rộng khoảng 82 ha là một trong những hoạt động thuộc chương trình Mizuiku (“Mizu” là “nước” và “Iku” là “giáo dục”) của Suntory tại Nhật. Ngoài ra, chương trình Mizuiki còn được triển khai ở Việt Nam với mục đích giáo dục trẻ em về tầm quan trọng của chăm sóc rừng ảnh hưởng như thế nào đến nguồn nước sạch, từ đó đóng góp bảo tồn sự bền vững của nguồn nước”.
Cô nàng vừa kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch Câu lạc bộ Dynamic trường đại học Kinh tế TP.HCM cảm nhận điều quý giá mình học được sau một ngày “ở rừng”: Rừng được phủ xanh nhiều cây thì đất tơi xốp. Nhờ đó nước được thấm thấu xuống thành mạch nước ngầm chứ không tạo lũ lụt hay chạy thẳng xuống sông hồ, tạo ra các mạch nước ngầm được khai thác thành các sản phẩm nước uống tốt cho sức khỏe. Đó là cách Suntory hiện thực hóa lời hứa: “Mizu To Ikiru - Sống cùng nguồn nước” và “Đóng góp lại cho xã hội”, mọi việc làm của doanh nghiệp đều thống nhất và giữ đúng lời hứa.
Các bạn sinh viên Việt Nam chụp hình kỷ niệm tại nhà máy sản xuất nước khoáng đóng chai của Suntory cùng ban tổ chức chuyến đi
Các bạn sinh viên Việt Nam chụp hình kỷ niệm tại nhà máy sản xuất nước khoáng đóng chai của Suntory cùng ban tổ chức chuyến đi
Và cách người Nhật giáo dục con trẻ về nước sạch
Câu chuyện của những người trẻ này làm nhớ lại chia sẻ của ông Maurício Andrés Ribeiro, kiến trúc sư và nhà sinh thái học, Chủ tịch Viện kiến trúc Brazil: “Chuyện đặc biệt nhất là một số khu rừng ở Nhật Bản là tài sản tư nhân, nhưng việc khai thác đều thông qua Hiệp hội rừng quốc gia. Xứ này nhiệt độ lại lạnh, cây cối thường mất đến 50 năm để trưởng thành, do đó sở hữu rừng chính là một cách đầu tư dài hạn hàng trăm năm...”.
Vẫn là câu chuyện “trăm năm” này, khi mà năm 2004, Suntory giới thiệu chương trình giáo dục về nước cho học sinh tiểu học - như cách đầu tư cho thế hệ tương lai của mình - tạp chí Sustainable Brands của Canada - chuyên về các thương hiệu bền vững có hỏi lãnh đạo Suntory một câu rất lạ: “Làm thế nào để thông điệp Mizu to Ikiru - Sống cùng nguồn nước lại đến được hơn 70 % dân số Nhật hưởng ứng?”.
Vị lãnh đạo này chia sẻ: “Có ba ý tưởng đóng gói trong cụm từ “Mizu to Ikiru”. Đầu tiên là bảo vệ nguồn nước, một trong những nguồn tài nguyên quý giá nhất. Một doanh nghiệp với mong muốn mang những tinh hoa của nước đến với mọi người, điều này là rất quan trọng đối với chúng tôi. Thứ hai là Suntory muốn các hoạt động văn hóa và xã hội của mình giống như “nước”, nghĩa là được xã hội coi trọng ở khắp mọi nơi. Thứ ba là chúng tôi muốn tất cả các nhân viên của chúng tôi giống như nước: linh hoạt để đương đầu với tất cả những thách thức của thị trường với tư cách là một doanh nghiệp. Mizuiku cũng là một phần trong hành trình này, bởi vì DNA di truyền của Suntory là các giá trị xã hội”.
Các chuyến tham quan học trải nghiệm thực tế trong thiên nhiên theo mô hình chương trình Mizuiku tại Nhật Bản đã bắt đầu được triển khai ở Việt Nam. Ngày 20 và 21.10 vừa qua, 200 em học sinh lớp 3 và 4 đã có chuyến trải nghiệm thực tế trong rừng tại tỉnh Hà Giang để tìm hiểu về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ nguồn nước. Các em được học về vai trò giữ nước của lớp lá và đất. Các bạn sẽ đi quanh khu vực để cảm nhận về tầng địa sinh và đưa ra nhận xét với sự hướng dẫn của các chuyên gia và giáo viên. Các em sẽ được giới thiệu về thác nước, tham gia các hoạt động tìm hiểu về các tầng thủy sinh quan sát được tại thác nước và vẽ mô phỏng trên giấy hoặc thể hiện trên chai nước và thuyết trình (tầng đáy là cát, sỏi nhỏ, sỏi vừa, nước...) và thực hiện các thí nghiệm về lọc nước.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.