Thủ lĩnh của những chuyến caravan

28/05/2016 10:00 GMT+7

Gan góc và chí tình, đó là cá tính mà nhiều người nhận xét khi nhắc đến anh Phú Tuấn, người dẫn đầu nhiều chuyến đi caravan xuyên Việt cũng như người lĩnh xướng các chuyến đi thiện nguyện.

Từ năm 2010 đến nay, khó có thể đếm hết số lần làm người dẫn đầu cho các chuyến caravan đi du lịch khắp nơi của anh em trong hội doanh nhân cũng như những người đam mê xe thích trải nghiệm trên các cung đường. Chỉ biết, lịch di chuyển của anh dày đặc, vừa là người tổ chức, điều phối giãn cách các xe, vừa kiêm luôn người dẫn đoàn xông pha phía trước. Vừa trở về từ chuyến đi caravan đông bắc biên cương, đem thực phẩm áo ấm, sách vở đến cho trẻ em vùng núi phía bắc, anh Tuấn lại tiếp tục dẫn đầu trong chương trình đến Nha Trang, rồi lại chuẩn bị tinh thần cho chuyến caravan xuyên Việt sắp tới…
Anh tâm sự: “Hơn 6 năm làm người dẫn đoàn, nếu nói không có nguy hiểm là không đúng nhưng tôi chưa bao giờ sợ hãi. Như một thói quen, cứ mỗi tháng tôi lại chuẩn bị hành trang, kiểm tra bộ đàm để chuẩn bị cho cương vị thủ lĩnh, sẽ phải xông ra trước “giành” đường, xin đường, hay đi trước để lỡ có gặp sự cố gì thì cảnh báo cho anh em phía sau tránh. Nhiều khi dẫn đầu đoàn xe mà thành nghiện, lâu không đi thì nhớ, nên ai đó rủ đi là tham gia liền, thậm chí mình còn chủ động rủ rê mọi người nữa”.
Thủ lĩnh của những chuyến caravan 2
Nhiều người nghĩ làm thủ lĩnh dẫn đoàn chỉ cần đợi đến ngày giờ xuất phát rồi lái xe ở vị trí đầu tiên là xong, khá đơn giản, nhưng không phải vậy. Khi xác định nhận vị trí dẫn đoàn, anh Tuấn phải nghiên cứu rất kỹ, từ lịch trình di chuyển, tuyến đường, tìm kiếm trạm dừng chân, chỗ nghỉ… giống như một người tổ chức cả hành trình.

tin liên quan

Cá tính như chiến binh offroad
Mạnh mẽ, gai góc, không ngại xông pha và sống tình cảm, đoàn kết chia sẻ trong lúc nguy nan chính là những điểm mạnh khiến anh Hào Trần mê mẩn offroad. 

Anh cho biết: “Tôi đi caravan nhiều lần nên có kinh nghiệm hơn, phải giúp đỡ mọi người cho phong trào phát triển. Với những đoạn đường đã đi qua thì tôi hoàn toàn tự tin, nhưng với những cung đường mới, đôi khi mình phải đi tiền trạm trước để xem xét hành trình, sau đó mới dẫn bạn bè lái xe đến, như vậy sẽ dễ dàng hơn. Một hoặc hai xe đi cùng nhau thì dễ thay đổi lịch trình chứ một đoàn xe dài cả chục hoặc vài chục chiếc đi trên một đường dài 500 - 1.000 m, nói muốn thay lộ trình cũng khó. Cẩn tắc vô áy náy luôn là kim chỉ nam giúp tôi hoàn thành tốt vị trí này”.
Không chỉ riêng Hội Doanh nhân 2030 nơi anh Tuấn làm hội trưởng mà bất kỳ anh em nào khi muốn gặp và chia sẻ kinh nghiệm đi caravan đều được anh hỗ trợ hết mình, nhiều nhóm khi chuẩn bị đi chơi xa thường đến gặp và nhờ anh làm người dẫn đoàn.
Anh kể: “Tìm người đi cùng thì dễ chứ để dẫn đầu đoàn cần người có tinh thần thép, biết xử lý tình huống nhanh, đưa ra phương án giải quyết dứt khoát, thậm chí chấp nhận mình gặp va chạm để anh em phía sau được an toàn. Nhớ lần đầu dẫn đoàn, lúc đó chưa có kinh nghiệm nhiều, đi trên đường gặp con bò ngang qua, theo quán tính phanh lại khiến cả đoàn xe thắng gấp dính chùm với nhau, tôi đã rất áy náy. Kể từ đó, mỗi lần lên xe mình luôn tập trung, chuẩn bị sẵn các “kịch bản” có thể diễn ra và đưa ra giải pháp ứng đối ngay”.
Thủ lĩnh của những chuyến caravan 3
Niềm vui của những người tham gia đoàn caravan không phải là tốc độ mà họ thích được chia sẻ, đó là lý do mà rất nhiều người, thậm chí cả chị em phụ nữ cũng thích thú khi lái xe suốt đoạn đường dài, và vẫn hồ hởi đăng ký tham dự.
Theo anh Tuấn: “Công việc của chúng tôi chủ yếu là kinh doanh, thời gian dành cho bạn bè riêng tư rất ít, nên khi tìm được những người cùng sở thích thì rất quý. Mọi người gặp nhau, chia sẻ về công việc và nói về những dự định của mình, có thể là cùng tổ chức một chuyến đi để khám phá cảnh đẹp khắp nơi".

tin liên quan

Lãng du trên những cung đường
Hầu như cuối tuần nào anh Phong cũng cùng bạn bè tụ tập để đi chơi xa, ngắn thì 1 ngày chạy ra Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh rồi về. Xa hơn thì đi ra Phan Thiết, Nha Trang 2 - 3 ngày...

"Sự chia sẻ không chỉ là về cá nhân, trên các chuyến đi, chúng tôi đều mang theo một ít quà để tặng cho đồng bào để chia sẻ những nhọc nhằn khó khăn của cuộc sống hay có những chuyến đi đặc biệt - caravan thư viện, chọn một trường thiếu trang thiết bị, anh em cùng góp sức tới sửa sang lại bàn ghế, bảng, xây cho các em học sinh một thư viện với sách vở, máy tính để các em có cơ hội tiếp cận tri thức".
Chúng tôi luôn nghĩ, tri thức là phương thức giúp những người nghèo có thể vượt khó vươn lên. Nhìn nụ cười trong veo của các em khi có bàn ghế tiêu chuẩn để ngồi học, có quyển sách tham khảo hay lần đầu thấy chiếc máy vi tính có thể lên mạng tìm kiếm thông tin… niềm vui tưởng như bé mọn với người thành phố nhưng ở đây là thứ gì đó thật lớn lao. Nhìn nụ cười rạng rỡ ấy chúng tôi cũng thấy hạnh phúc lây, thấy trân trọng những gì mình có. Cho đi cũng là cách nhận lại, tôi thấy mình nhận được nhiều từ những người dân chân chất gặp trên đường”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.