Các quỹ đầu tư chứng khoán thắng đậm

23/02/2017 17:55 GMT+7

Học viện Chứng khoán DoBF vừa công bố kết quả hoạt động đầu tư của 60 quỹ đầu tư tại Việt Nam.

2016 là năm đầu tư hiệu quả nhất trong vòng 3 năm trở lại đây khi nhiều quỹ đã có thành tích tăng trưởng giá trị tài sản ròng (NAV) trên 15%. Nếu loại trừ sự tác động của cổ phiếu Faros (tăng nóng 1.000%) và Sabeco, chỉ số VN-Index chỉ tăng được 7,35% trong năm 2016, thì có tới 20 quỹ tăng trưởng gấp hai lần con số này.
Theo DoBF, việc dòng tiền quay trở lại các cổ phiếu blue-chip hàng đầu, cộng với việc niêm yết hàng loạt doanh nghiệp (DN) lớn như Novaland, Vietnam Airlines, Sabeco… khiến danh mục các quỹ được đánh giá lại và hưởng lợi đáng kể. Thêm vào đó, thị trường UPCOM đã tăng quy mô gấp đôi so với sàn Hà Nội bắt đầu đón nhận tiền đầu tư từ các quỹ, và điều này được dự báo sẽ trở thành xu hướng trong các năm tới.
Trong 39 quỹ đầu tư ngoại tại Việt Nam, chỉ có 4 quỹ lỗ, trong đó có 2 quỹ ETF và 2 quỹ lỗ do tỷ giá. Trong năm 2016, các quỹ bình quân tăng trưởng NAV 15,9%, gấp hơn hai lần tốc độ tăng trưởng bình quân của các quỹ đầu tư vào thị trường mới nổi khu vực châu Á (7,4%) và tăng trưởng bình quân của các quỹ đầu tư vào thị trường mới nổi toàn cầu (8%).
Đứng đầu là quỹ đầu tư Vietnam Alpha Fund của Công ty quản lý quỹ APS (Singapore) có NAV tăng trưởng vượt trội lên đến 30%. Chiếm vị trí thứ hai là quỹ VOF của VinaCapital, kế tiếp là quỹ Nikko Vietnam quản lý bởi SMBC Nikko Bank với mức tăng 25%, hưởng lợi một phần nhờ đồng yen tăng giá so với USD trong năm qua. VEIL, quỹ ngoại lớn nhất trên thị trường của Dragon Capital đứng thứ tư trong danh sách với 22,4%; cuối cùng trong top 5 là Vietnam Opportunities Funed quản lý bởi QLQ Amundi (Singapore).

tin liên quan

Vốn ngoại đổ mạnh vào bất động sản
Trong tháng đầu tiên của năm nay, đã có gần 300 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cấp mới đổ vào bất động sản, chiếm hơn 20% tổng vốn FDI cấp mới của cả nước.
Bên cạnh đó, do sự mạnh lên của đồng USD, nhiều quỹ đã thiệt khi đánh giá lại hiệu quả hoạt động theo đồng USD, tệ nhất là các quỹ ETF. Theo đó, VanEck Vector Vietnam ETF có năm thứ hai lỗ trên 2 con số, trong khi FTSE Vietnam ETF lỗ khoảng 2%.
Các quỹ nội địa cũng có một năm thành công, khi các quỹ cổ phiếu có mức tăng trưởng NAV bình quân 15,1%. Đứng đầu là quỹ SSI-SCA tăng trưởng 24,1%. Vị trí thứ hai thuộc về VF1 với NAV tăng 19,3%, tiếp theo là VF4 đạt 16,4%, kế tiếp là quỹ TBF tăng 15,5% và BCF tăng 18,4% (cùng của Công ty quản lý quỹ Vietcombank).
Các quỹ khác cũng có mức tăng trưởng khá, như ENF tăng 16,6%, MBVF tăng 13,1% (so với mức 4% năm ngoái). Trong khi đó, 5 quỹ mở trái phiếu có mức tăng trưởng bình quân 7,9%. Đây cũng là năm bùng nổ về huy động, khi các quỹ mở huy động thêm được hơn 900 tỉ đồng (trong đó riêng quỹ trái phiếu của Techcom tăng quy mô từ 62 tỉ lên 710 tỉ đồng).
Năm 2017, BoBF dự báo sẽ khó khăn hơn. Nếu năm ngoái dòng tiền chọn lọc cổ phiếu cơ bản, những blue-chip hàng đầu có mức tăng trưởng ấn tượng vượt dự đoán, thì năm nay tính đầu cơ của thị trường sẽ cao hơn. Dòng tiền có xu hướng dịch chuyển nhanh hơn và tính chọn lọc sẽ được nâng cao, khi nhiều cổ phiếu chất lượng lên niêm yết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.