Thủy điện trên dòng chính Mê Kông tiềm ẩn nhiều rủi ro

22/08/2015 06:00 GMT+7

Ngày 21.8, Hội Khoa học và kỹ thuật thủy lợi TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học thủy lợi miền Nam sau 40 năm thống nhất đất nước.

Ngày 21.8, Hội Khoa học và kỹ thuật thủy lợi TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học thủy lợi miền Nam sau 40 năm thống nhất đất nước.
Sau 40 năm, hệ thống thủy lợi miền Nam có những công trình, dự án tiêu biểu mang ý nghĩa đặc biệt như: Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, Quản Lộ - Phụng Hiệp, Nam Măng Thít, hệ thống cống đập Ba Lai... vừa góp phần giảm lũ cho khu vực trung tâm của ĐBSCL, vừa cung cấp nước cải tạo đất chua phèn, đất nhiễm mặn, hạn chế ngập lụt, mở rộng diện tích canh tác, nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay Nam bộ và đặc biệt là khu vực ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu và hệ thống thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông.
Theo tính toán, trong trường hợp có thủy điện Xayabury, lượng phù sa về ĐBSCL có thể giảm 24% so với hiện nay. Nếu hệ thống 12 đập thủy điện hình thành, lượng phù sa sụt giảm đến 62% so với hiện nay. Ngoài ra, xâm nhập mặn ngày càng sâu hơn, tác động đến thay đổi môi trường nước, đa dạng sinh học và thủy sản...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.