Trung Quốc và tham vọng gom vàng trên Con đường Tơ lụa

24/05/2015 19:33 GMT+7

(TNO) Không chỉ gầy dựng lại Con đường Tơ lụa kết nối giao thương từ đông sang tây vì mục đích thương mại, Trung Quốc còn có kế hoạch khai thác các mỏ vàng trên con đường huyết mạch này.

(TNO) Không chỉ gầy dựng lại Con đường Tơ lụa kết nối giao thương từ đông sang tây vì mục đích thương mại, Trung Quốc còn có kế hoạch khai thác các mỏ vàng trên con đường huyết mạch này.

Trung Quốc sẽ khai thác vàng trên Con đường Tơ lụa - Ảnh: ReutersTrung Quốc sẽ khai thác vàng trên Con đường Tơ lụa - Ảnh: Reuters
Tân Hoa xã hôm 23.5 cho hay Bắc Kinh quyết định thành lập quỹ vàng nhằm mục đích hỗ trợ cho các dự án và hoạt động khai thác quặng mỏ ở những quốc gia nằm trên Con đường Tơ lụa.
Con đường Tơ lụa mà Trung Quốc đang xúc tiến xây dựng lại bao gồm 2 hệ thống: trên bộ và đường biển, đi qua 65 quốc gia và lãnh thổ, trong số này có nhiều khu vực sở hữu những quặng vàng lớn của châu Á như Afghanistan và Kazakhstan.
Tân Hoa xã cho hay quỹ vàng dự kiến sẽ có nguồn vốn trên 100 tỉ nhân dân tệ (tương đương 16,1 tỉ USD), được xem là quỹ vàng lớn nhất thế giới. Các nước trên Con đường Tơ lụa được Bắc Kinh chào mời góp vốn.
Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Vàng là loại hàng hóa đặc biệt có tầm ảnh hưởng kinh tế toàn cầu không kém xăng dầu, khí đốt. Với quỹ vàng, Bắc Kinh có tham vọng khống chế thị trường này, như OPEC kiểm soát thị trường dầu mỏ.
Thông qua chuỗi hệ thống khai thác và thị trường tiêu thụ từ châu Á sang Âu theo Con đường Tơ lụa, Bắc Kinh sẽ không khó trở thành bá chủ về vàng.
Sau Ngân hàng phát triển hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB), đây là bước tiếp theo của Trung Quốc trên con đường bá quyền thương mại toàn cầu.
Trang mạng Investment Research Dynamics đã đưa ra bình luận ngay khi Bắc Kinh công bố quỹ vàng và gọi những sự kiện trên là "cú đấm chiến lược" về mặt địa lý và kinh tế mà Trung Quốc dành cho Mỹ. Trong khi Bắc Kinh quyết liệt với AIIB và vàng, Washington dường như không quan tâm đầu tư vào.
Trang mạng này nhận định khu vực với dân số hàng tỉ người của Con đường Tơ lụa sẽ là khu vực thương mại lớn nhất thế giới. Dù Mỹ không mặn mà nhưng nhiều đồng minh kinh tế, chính trị và quân sự của Mỹ lại rất hào hứng. Ngoài trừ Nhật Bản, các đồng minh khác ở châu Âu, Hàn Quốc... tham gia các dự án chiến lược của Trung Quốc bất kể những cảnh báo kèm theo sự không hài lòng của Washington.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.