Lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể cho đờn ca tài tử

04/01/2011 23:57 GMT+7

Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật độc đáo và đặc sắc của người Việt ở Nam Bộ (miền Bắc có quan họ, ca trù, miền Trung có nhã nhạc cung đình Huế, Tây Nguyên có không gian văn hóa cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại).

Vì thế, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch (VH-TT-DL) đã giao cho Viện m nhạc (thuộc Học viện m nhạc quốc gia Việt Nam) chủ trì, phối hợp với các sở VH-TT-DL các tỉnh thành có nghệ thuật đờn ca tài tử và các cơ quan liên quan lập hồ sơ Nghệ thuật đờn ca tài tử trình UNESCO xem xét ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Trong khuôn khổ đó, vào ngày 9.1.2011 tại khách sạn Rex (TP.HCM) sẽ diễn ra cuộc hội thảo quốc tế “Nghệ thuật đờn ca tài tử và những lối hòa đàn ngẫu hứng” với 33 tham luận khoa học, trong đó có 7 tham luận quốc tế đến từ Pháp, Síp, Đức, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.

Theo thống kê chưa đầy đủ thì Việt Nam hiện có 21 tỉnh thành có nghệ thuật đờn ca tài tử, 2.019 câu lạc bộ với 22.643 thành viên tham gia và 2.850 nhạc cụ đang sử dụng trong các câu lạc bộ.

H.Đ.N

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.