Thời tiết ngày càng diễn biến dị thường do biến đổi khí hậu

01/10/2012 14:21 GMT+7

(TNO) Sáng nay 1.10, TS Trần Thục, Viện trưởng Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến thời tiết, khí hậu nước ta.

>> 100 triệu người có thể chết trước năm 2030 do biến đổi khí hậu
>> ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu
>> Lùn đi vì biến đổi khí hậu
>> Trên 300 đô thị duyên hải chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
>> Ưu tiên giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu

Theo TS Thục, trong 50 năm qua, nền nhiệt độ trên cả nước đã tăng 0,5 độ C. Nhiệt độ tại các tỉnh phía bắc tăng nhanh hơn tại các tỉnh phía nam. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn mùa hè. Số ngày nắng nóng có xu hướng gia tăng ở hầu hết các khu vực trên cả nước.

 
Mùa đông ngày càng ấm hơn nhưng lại xuất hiện rét hại kéo dài và băng giá
- Ảnh: Ngọc Thắng
 

“Mùa đông những năm gần đây thường ấm hơn. Số ngày rét đậm, rét hại ít hơn nhưng lại xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại kéo dài”, TS Thục nói.

Theo TS Thục, lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm, mùa mưa có xu hướng gia tăng. Biến đổi khí hậu làm cho mưa tập trung hơn tuy tổng lượng mưa của cả năm giảm không rõ nét. Tại các tỉnh nam Trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ, mưa trái mùa xuất hiện nhiều hơn, trong đó có nhiều đợt mưa lớn và kéo dài.

Biến đổi khí hậu cũng đã và đang làm cho các cơn bão diễn biến bất thường, vượt ra ngoài quy luật. Theo đó, khu vực đổ bộ của bão và áp thấp có xu hướng dịch dần vào các tỉnh phía nam, xuất hiện nhiều cơn bão mạnh, hướng di chuyển phức tạp. Mùa mưa bão kết thúc muộn hơn so với trước đây.

TS Thục cho biết, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nước biển dâng. Theo tính toán, tại vùng ven biển nước ta bình quân mực nước biển dâng thêm khoảng 2,9 mm/năm.

Dự báo, đến cuối thế kỷ 21, trung bình toàn dải ven biển Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 78-95 cm. Mực nước biển ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang có thể dâng tối đa đến 105 cm.

“Nếu mực nước biển dâng 1 m, sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích TP.HCM có nguy cơ bị ngập”, ông Thục lưu ý.

Quang Duẩn

>> Gần 100 người chết do mưa bão
>> TP.HCM khắc phục các sự cố sau mưa bão
>> Mưa bão làm 7 người chết, 6 người bị thương
>> Mùa bão Mặt trời đã khởi động
>> Hà Nội tiếp tục ngập lụt
>> Ngập lụt sâu còn kéo dài tại ĐBSCL
>> ĐBSCL có thể ngập lụt trên diện rộng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.