Sinh vật nhiều chân nhất thế giới

18/11/2012 03:20 GMT+7

Loài chân khớp đa túc trắng có tên khoa học là Lllacme plenipes đã khiến giới nghiên cứu vô cùng bất ngờ khi có đến 750 chân chen chúc trong thân hình dài từ 1 đến 3 cm.

Với bề ngoài không khác chi cọng chỉ, Lllacme plenipes là một cá thể có cấu trúc phức tạp nếu được soi dưới kính hiển vi. Dự án nghiên cứu trên đã được triển khai tiếp theo cuộc phát hiện lại loài chân khớp đa túc trắng vào năm 2006. Lần đầu tiên sinh vật này từng được đề cập trong lịch sử khoa học là vào năm 1928.

 Sinh vật nhiều chân nhất thế giới
Ảnh: ZooKeys

Trong lần khám phá mới nhất, nhóm chuyên gia của Đại học Hampden-Sydney và Đại học Auburn (Mỹ) đã tìm được chúng trong một khu vực ở rừng sồi với diện tích 4,5 km2 gần Oakland và Berkeley. Suốt 3 năm, họ chỉ phát hiện được tổng cộng 17 cá thể, làm dấy lên lo ngại về khả năng sinh vật này đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng, theo báo cáo trên chuyên san ZooKeys.

Sau khi phân tích gien, các chuyên gia xác định được họ hàng gần nhất của loài này là ở Nam Phi. Giả thuyết cho rằng chúng có thể tồn tại từ thời siêu lục địa Pangaea, và khi siêu lục địa này vỡ ra cách đây 200 triệu năm trước, chia thành 2 nhóm ở Mỹ và Nam Phi. Lllacme plenipes đã đánh bại một loài khác ở Puerto Rico, 742 chân, để giành lấy danh hiệu sinh vật nhiều chân nhất thế giới.

Thụy Miên 

>> Phát hiện thêm sinh vật mới
>> Không tìm thấy "sinh vật lạ" trong snack Yoyo
>> Bim bim nghi có sinh vật lạ không phải là sản phẩm Oishi của Liwayway
>> Sinh vật vô danh và kết cục tuyệt chủng

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.