Thêm tư liệu lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa

24/11/2012 14:43 GMT+7

(TNO) Ông Đặng Công Ngữ, Giám đốc Sở Nội vụ TP.Đà Nẵng, kiêm Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa chiều 23.11 đã tiếp nhận 90 bản đồ và năm tập sách, tạp chí do ông Trần Thắng, Việt kiều Mỹ sưu tầm.

>> Nghiên cứu bản đồ khẳng định chủ quyền Việt Nam

Theo tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội TP.Đà Nẵng, số bản đồ này chia thành hai nhóm chính. Đó là nhóm các bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa và nhóm bản đồ Việt Nam hoặc bản đồ khu vực châu Á trong đó thể hiện quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam.

Thêm tư liệu lịch về chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam
Những bản đồ khu vực Đông Nam Á thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam

 Thêm tư liệu lịch về chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam 2
Ông Đặng Công Ngữ (giữa, đeo kính) xem tập Trung Hoa Bưu chính dư đồ với 32 bản đồ do Trung Quốc xuất bản năm 1933.

Các bản đồ này được xuất bản tại Trung Quốc, Mỹ và nhiều nước châu u từ năm 1626 đến 1975. Đặc biệt là tư liệu Trung Hoa bưu chính dư đồ (tập bản đồ bưu chính Trung Quốc do Bộ Giao thông, Cộng hòa Trung Hoa, xuất bản tại Nam Kinh năm 1933) không hề thể hiện quần đảo Hoàng Sa.

Những bản đồ về dầu mỏ và khoáng sản của Trung Quốc trong cuốn sách The People's Republic of China in năm 1949 (được Mỹ in lại, xuất bản năm 1975) cũng cho thấy biên giới Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.

Tin ảnh: Hữu Trà - Đoàn Trung

>> Nghiên cứu bản đồ khẳng định chủ quyền Việt Nam
>> Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm
>> Tặng gần 100 bản đồ xác định chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa
>> Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam
>> Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động xâm phạm chủ quyền Việt Nam
>> Hào hứng tiết học chủ quyền biển đảo
>> Trung Quốc tiếp tục xâm phạm chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa
>> Đấu tranh chủ quyền hiệu quả
>> Google sửa lỗi sai chủ quyền về Hoàng Sa
>> Chiếm đóng và chủ quyền

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.