Chứng cứ đầu tiên về vật chất tối?

04/04/2013 13:36 GMT+7

(TNO) Kính thiên văn trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) đã phát hiện hàng triệu hạt phản vật chất, có khả năng là chứng cứ vững chắc đầu tiên của vật chất tối.

(TNO) Kính thiên văn trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) đã phát hiện hàng triệu hạt phản vật chất, có khả năng là chứng cứ vững chắc đầu tiên của vật chất tối.

Thiết bị Quang phổ kế Từ Alpha (AMS) trên ISS đã nhìn thấy một hiện tượng được cho là diễn ra khi các hạt vật chất tối va đập vào với nhau, theo trang tin NewScientist.com dẫn lời chủ nhân giải Nobel Samuel Ting của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).

 Thiết bị phát hiện hạt AMS trên ISS
Thiết bị phát hiện hạt AMS trên ISS - Ảnh: NASA

AMS đã được chuyển lên ISS trong chuyến bay cuối cùng của tàu du hành Endeavour vào tháng 5.2011, với nhiệm vụ săn lùng vật chất tối.

Mặc dù chiếm đến 80% vật chất trong vũ trụ, vật chất tối hầu như chẳng bao giờ tương tác với các vật chất thường, do vậy sự hiện diện của nó vẫn chưa được chứng minh một cách xác đáng.

Tại một sự kiện khoa học ở Geneva, Thụy Sĩ, tiến sĩ Ting cho hay AMS đã nhìn thấy hơn 30 tỉ tia vũ trụ, tức các hạt điện tích có nguồn gốc bí ẩn chảy tràn xuyên không gian.

AMS xác định được 6,8 triệu hạt trong số đó là electron hoặc positron.

Theo giả thuyết của giới khoa học, nếu các hạt vật chất tối gặp nhau trong không gian và hủy diệt lẫn nhau, chúng sẽ phân rã thành các electron và positron với số lượng bằng nhau, làm tăng tổng positron trong vũ trụ so với các electron.

Nhóm của tiến sĩ Ting đã xác định tỉ lệ giữa positron với electron thật sự đã gia tăng, dấu hiệu cho thấy có vật chất tối hiện diện.

Hạo Nhiên

>> Fermi “bắt” được vật chất tối
>> Vật chất tối gần mặt trời?
>> Phát hiện sợi vật chất tối
>> Viễn vọng kính băng nghiên cứu vật chất tối

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.