Robot phun thuốc trừ sâu

31/05/2013 03:35 GMT+7

Chàng trai trẻ ở vùng sâu tỉnh An Giang đã làm các lão nông thán phục khi chế tạo thành công robot phun thuốc trừ sâu thay vì phun thủ công như trước đây.

Chàng trai trẻ ở vùng sâu tỉnh An Giang đã làm các lão nông thán phục khi chế tạo thành công robot phun thuốc trừ sâu thay vì phun thủ công như trước đây.

Đó là Trần Thanh Tuấn, ngụ ở ấp Trung Bình Nhì, xã Vĩnh Trạch, H.Thoại Sơn. Tuấn cho biết: “Lúc mình đưa robot ra đồng trình diễn, mấy cô chú ngạc nhiên lắm. Ai cũng khen máy gọn, đơn giản và hoạt động phun thuốc như con người”. Tuấn thấy nhiều người bị ngộ độc thuốc trừ sâu do đeo bình phun xịt thuốc trên lưng đi xịt thuốc, bị hơi thuốc bám vào người gây bệnh.

 Tuấn cho robot chạy trình diễn trên đồng ruộng
Tuấn cho robot chạy trình diễn trên đồng ruộng - Ảnh: Thanh Dũng

Tuấn nảy ý nghĩ chế cái gì đó giúp cho nhà nông bớt cực. Năm 2010, Tuấn tìm cách nghiên cứu chế tạo robot phun thuốc trừ sâu. Thế  nhưng, bao công sức cả năm trời tiêu tan bởi lần đầu đưa robot ra đồng, bấm cần điều khiển thì nó chạy trên bờ ruộng bị đổ, bị lún trên đất sình hay phun thuốc không được... Không nản lòng, Tuấn kiên trì chỉnh sửa những khiếm khuyết của đứa con tinh thần.

Và kết quả đã không phụ công khó nhọc. Tháng 3.2013, sản phẩm robot đã gây tiếng vang trong xóm. Tuấn lấy remote đứng cách xa bấm điều khiển cho khách xem. Tuấn kể: “Mấy tháng trước tôi đưa robot ra đồng và kết quả thật tuyệt vời. Tôi bấm remote điều khiển hướng nào thì nó đi hướng đó, bấm xoay ngang hay bẻ cua là nó chuyển động liền tức khắc. Muốn nó đi nhanh hay chậm, cho phun thuốc nhanh hay mau tùy ý mình điều khiển”.

Lúc đó, HTX nông nghiệp xã Vĩnh Trạch hay tin đã mời Tuấn đem robot ra đồng triển lãm thu hút sự hiếu kỳ của nhiều lão nông. Ông Sáu Tâm, người có hơn 30 năm làm ruộng ở địa phương, cứ tấm tắc khen robot vừa linh hoạt, vừa gọn, chỉ nặng khoảng 70 kg nên để lên xe máy vận chuyển đi vùng nào cũng tiện. Nhiều nhà nông đánh giá khi robot di chuyển, đè lên cây lúa không gây hao hụt do hệ thống bánh xe của robot chỉ làm lúa rạp xuống, không làm gãy nhánh lúa. Từ thành quả này, HTX nông nghiệp xã Vĩnh Trạch đã hỗ trợ Tuấn 10 triệu đồng để anh hoàn thiện robot cung cấp cho thị trường. Tuấn cho biết anh tiếp tục nâng cấp robot như bình chứa nước 50 lít thay bằng bình 100 lít, nâng công suất phun lên 20 công lúa trong một giờ.

Thanh Dũng

>> Sáng chế của những nông dân chân đất
>> Những nhà sáng chế không bằng cấp: “Kéo vàng” nhà nông
>> Những nhà sáng chế không bằng cấp: Nông dân sẽ không đơn độc
>> Những nhà sáng chế không bằng cấp: Máy xay phế phẩm độc đáo
>> Những nhà sáng chế không bằng cấp: Máy sát trùng nước nuôi tôm
>> Những nhà sáng chế không bằng cấp - Máy thái rau của anh nông dân lớp 4
>> Những nhà sáng chế không bằng cấp: Máy chăm sóc cây đa năng
>> Những nhà sáng chế không bằng cấp: Máy chế biến tiêu của ông Quéo
>> Những nhà sáng chế không bằng cấp - Người "khai tử" nghề bóc hành bằng tay
>> Những nhà sáng chế không bằng cấp: Máy gặt đập liên hợp “cháy hàng”
>> Những nhà sáng chế không bằng cấp: Máy dệt chiếu “Phong Tran”
>> Những nhà sáng chế không bằng cấp: Lò sấy của Thành ca cao
>> Những nhà sáng chế không bằng cấp: Máy bắt côn trùng của ông Lía
>> Những nhà sáng chế không bằng cấp: Máy làm bánh cuốn xuất ngoại
>> Những nhà sáng chế không bằng cấp: Máy tẽ ngô, tuốt lạc, vò đỗ, vò lúa ...
>> Những nhà sáng chế không bằng cấp: Máy tuốt tiêu “vừa xịn, vừa rẻ”
>> Những nhà sáng chế không bằng cấp: Máy bơm nước bằng sức gió
>> Những nhà sáng chế không bằng cấp: Máy tưới nhựa đường 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.