Cần một thủ tục giản lược để giúp người nghiện

05/09/2014 02:15 GMT+7

Trả lời Thanh Niên , bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho biết sắp tới có thể sẽ lập tòa án ma túy để xử lý người nghiện.

Trả lời Thanh Niên, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho biết sắp tới có thể sẽ lập tòa án ma túy để xử lý người nghiện.

Cần một thủ tục giản lược để giúp người nghiện
Bà Trương Thị Mai - Ảnh: Ngọc Thắng

Số lượng con nghiện ở TP.HCM rất nhiều, và thực tế là áp dụng biện pháp cai nghiện tại cộng đồng không hiệu quả, gây bất an cho cộng đồng xã hội…

Tôi cũng xin nói là biện pháp giáo dục tại xã, phường cũng có khó khăn, tại vì người nghiện phải qua cai nghiện tại cộng đồng, tại gia đình. Nếu không hiệu quả thì mình mới đưa đi cai bắt buộc. Mình đi một trình tự như thế rất là cứng. Có thể không cần phải qua các quy trình, mà căn cứ vào tình trạng thực tế, chủ tịch xã có thể áp dụng biện pháp bắt buộc cai ngay. Tôi nghĩ như thế mới mềm dẻo, linh hoạt, làm cho người có thẩm quyền ứng xử được trong các trường hợp khác nhau. Việc này thì chưa diễn ra nhưng mà nếu diễn ra, tôi cảm thấy nó cũng sẽ rất là khó khăn, vì phải chuyển hồ sơ đó qua phòng tư pháp, phòng LĐ-TB-XH rồi mới chuyển qua tòa án xem xét. Nếu tòa ra quyết định thì cũng còn phải mất thời gian để thi hành nữa thì rất là lâu và khó đáp ứng được đòi hỏi thực tế là hiệu quả xử lý vấn đề.

Một số ý kiến cho rằng, việc xử lý người nghiện cần giản lược thủ tục để tránh những hệ lụy phát sinh mà người nghiện gây ra đối với đời sống cộng đồng, vì hiện nay tình trạng người nghiện gây án chiếm tỷ lệ cao. Vậy hướng giải quyết của Quốc hội ra sao, thưa bà?

Tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã thảo luận một văn bản do TAND tối cao trình, hướng dẫn vấn đề này, nhưng tôi cũng xin nói là khi thảo luận thì cũng phải dựa trên luật Xử lý vi phạm hành chính, và phải theo khung thời gian đã quy định trong luật. Với điều kiện thực tiễn bộ máy chúng ta hiện nay, để đáp ứng đúng theo quy trình, theo tiến độ thời gian như luật quy định là một thách thức rất lớn.

Luật đến nay đã có hiệu lực hơn một năm, mà ủy ban chúng tôi vừa giám sát tại TP.HCM, vẫn chưa có một trường hợp nào (người nghiện nào) được tuyên trước tòa. Tuyên tại tòa là một quy định rất tiến bộ nhưng để thực hiện việc này, thực tiễn lại có rất nhiều vướng mắc. Tôi nghĩ rằng các cơ quan chức năng cần có đánh giá tình hình sau một năm thực hiện, và phải khẩn trương tìm ra các giải pháp hiệu quả hơn.

Năm trước tôi được theo đoàn của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi nghiên cứu tòa án ma túy ở Mỹ. Tôi thấy VN chúng ta hoàn toàn có thể nghiên cứu, áp dụng hình thức lập tòa án ma túy hoặc xử thông qua một tòa án giản lược. Hiện nay Thường vụ Quốc hội cũng muốn thông qua vấn đề này nhằm sớm có một thủ tục giản lược để giúp người nghiện đi cai có kết quả. Đó là thông qua các hồ sơ, thẩm phán có thể tuyên ngay là anh này có buộc phải đi cai nghiện bắt buộc hay không, và nếu bị buộc đi thì việc này được thực thi ngay. Đây là một yêu cầu rất cần thiết.

Tôi nghĩ rằng, đảm bảo quyền con người phải xét ở hai góc độ. Quyền của người dân được sống trong môi trường lành mạnh, an toàn là một quyền rất lớn. Quyền của người nghiện ma túy đến một mức độ nào đó thì phải bị hạn chế là buộc đi cai nghiện bắt buộc để bảo đảm giúp cho người ấy hòa nhập tốt với cộng đồng đồng thời đảm bảo môi trường sống lành mạnh, an toàn cho những người khác. Việc chậm trễ hướng dẫn thủ tục xử lý, Thường vụ Quốc hội cũng đã có thúc đẩy, thậm chí cũng đã nói rất căng thẳng về chuyện TAND tối cao chậm ban hành văn bản hướng dẫn, và bây giờ tiếp tục là một số bộ ngành khác chậm nữa.

Đình Phú
(thực hiện)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.