Mỹ quan ngại vụ Trung Quốc điều máy bay đến gần Senkaku/Điếu Ngư

15/12/2012 10:15 GMT+7

(TNO) Chính quyền Mỹ ngày 14.12 lên tiếng quan ngại về vụ Trung Quốc điều máy bay đến gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

(TNO) Chính quyền Mỹ ngày 14.12 lên tiếng quan ngại về vụ Trung Quốc điều máy bay đến gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

>> Nhật điều chiến đấu cơ chặn máy bay Trung Quốc
>> Chiến đấu cơ Nhật cất cánh đuổi máy bay Trung Quốc

“Chúng tôi quan ngại về chuyến bay của một máy bay chính phủ Trung Quốc gần Senkaku. Chúng tôi đã nêu quan ngại trực tiếp với chính phủ Trung Quốc, đồng thời khẳng định rằng chính sách và cam kết của Mỹ liên quan đến quần đảo Senkaku đã có từ lâu và không thay đổi”, Kyodo News dẫn lời quyền Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell cho hay.

Một máy bay Trung Quốc xuất hiện gần Senkaku/Điếu Ngư ngày 13.12
Máy bay Trung Quốc xuất hiện gần Senkaku/Điếu Ngư ngày 13.12 - Ảnh: Reuters

Ông Ventrell còn kêu gọi các bên tránh các hành động gây thêm căng thẳng và những tính toán sai lầm làm ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh và phát triển kinh tế trong khu vực.

Máy bay nói trên thuộc Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc đã bị phát hiện trong không phận gần Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông lúc 11 giờ 06 phút ngày 13.12 (giờ địa phương), và khi đó Lực lượng phòng vệ trên không của Nhật Bản đã điều chiến đấu cơ F-15 ứng phó.

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố đó là hoạt động “bình thường”. Đến ngày 14.12, ông Hồng còn thông báo Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối Tokyo về “việc máy bay quân sự của họ xâm nhập không phận của Trung Quốc trên Điếu Ngư”, theo Kyodo News.

Cũng trong ngày 14.12, Chánh văn phòng nội các Nhật Osamu Fujimura tuyên bố nước này đang có kế hoạch tăng cường khả năng giám sát không phận của mình, theo Kyodo News.

“Chúng tôi sẽ dùng mọi biện pháp có thể để bảo vệ không phận của mình”, ông Fujimura nhấn mạnh.

Ông Fujimura còn thông báo Bộ Quốc phòng Nhật đang xem xét tăng cường tính hiệu quả hoạt động của Hệ thống kiểm soát và cảnh báo trên không cũng như máy bay cảnh báo sớm E-2C.

Giới chức quốc phòng Nhật thừa nhận hệ thống giám sát trên biển của nước này ở biển Hoa Đông đã không phát hiện máy bay nói trên của Trung Quốc cho đến khi nhận được cấp báo từ lực lượng tuần duyên.

Văn Khoa

>> Nga thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình T-50
>> Chiến đấu cơ Trung Quốc rơi xuống nhà dân
>> Cha đẻ chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc qua đời
>> Chiến đấu cơ Trung Quốc đã cất, hạ cánh trên tàu sân bay
>> Hamas tuyên bố bắn rơi chiến đấu cơ F-16 của Israel
>> Chiến đấu cơ F-22 của Mỹ bị rơi
>> Pháp, Brazil xem xét thương vụ chiến đấu cơ
>> Trung Quốc thử thành công chiến đấu cơ tàng hình mới
>> Indonesia “trùm mền” chiến đấu cơ Hawk 200
>> Iraq mua 28 chiến đấu cơ của CH Czech
>> Ấn Độ phát triển chiến đấu cơ T-50 xuất khẩu từ năm 2020
>> Chiến đấu cơ Su-30SM thứ hai bay thử thành công

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.