Ăn sống thằn lằn có chữa được bệnh hen suyễn cho trẻ?

27/12/2016 13:51 GMT+7

Nhiều 'biện pháp' như: uống thằn lằn, rắn mối nướng, thậm chí ăn sống bằng cách há miệng rồi bấm đuôi thằn lằn cho chui vào miệng,… hoàn toàn chưa có bằng chứng khoa học chứng minh có khả năng điều trị khỏi bệnh hen suyễn cho trẻ.

Thời gian mà nhiều trẻ thường lên cơn hen, bị các bệnh hô hấp là giai đoạn chuyển mùa lạnh. Nếu thời tiết có thêm yếu tố bão, áp thấp nhiệt đới thì số lượng trẻ bị bệnh cũng tăng lên do dễ bị nhiễm siêu vi.
Nhập viện liên tục vì bệnh hô hấp
Ảnh hưởng của không khí lạnh, nhất là áp thấp nhiệt đới và bão vẫn diễn biến muộn những ngày cuối năm, khiến số trẻ bị bệnh hô hấp đang tăng cao. Đây là nỗi ám ảnh của các mẹ có con bị hen (suyễn) vì trẻ rất dễ lên cơn hen trong thời tiết “dở dở ương ương” thế này.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 (TP.HCM), Khoa Hô hấp vẫn nằm trong tình trạng quá tải từ đầu tháng đến nay. Ít nhất 2 - 3 bệnh nhi nằm chung một giường, thậm chí có những ngày phải xếp đến 4 bệnh nhi nằm chung một giường.
Bà Ngô Thu An (ngụ quận Phú Nhuận), bà của bệnh nhi (2 tuổi) đang điều trị tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), cho biết trong hơn một tháng qua, cháu bà phải nhập viện 3 lần vì bệnh hen. “Ban đầu, nó chỉ bị hô hấp, viêm phổi thôi. Sau chuyển qua hen. Hơn tháng nay, nó cứ nằm viện khoảng một tuần, được xuất viện về nhà mấy ngày, lại phát bệnh, vô viện lại. Ba lần rồi”, bà An chăm cháu trong phòng cấp cứu kể.
Theo bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM): Hô hấp là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Đặc biệt, thời gian cuối năm, khoa luôn quá tải bệnh nhi. Khi trời trở lạnh hay những ngày có áp thấp nhiệt đới, mưa bão, thời tiết thay đổi, số trẻ nhập viện trong thời gian này thường tăng 10-20% so với ngày thường.

Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên khoa 2 Đặng Thị Kim Huyên, Khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết: Hằng năm, thời gian mà nhiều trẻ thường lên cơn hen cũng là giai đoạn chuyển mùa. Nếu thời tiết có thêm yếu tố bão, áp thấp nhiệt đới thì số lượng trẻ bị bệnh sẽ tăng lên do dễ bị nhiễm siêu vi.
“Đối phó” với cơn hen của trẻ
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Đặng Thị Kim Huyên, Khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM: Tiếng ho của trẻ luôn là nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ. Ho là phản xạ của cơ thể để tống xuất ra ngoài các vật lạ.
Thời tiết cuối năm "trái gió trở trời" khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh hô hấp, bộc phát cơn hen - Ảnh: Nguyên Mi

Đối với những trẻ bị hen suyễn, nguyên nhân của ho là do sự co thắt của đường thở trong lồng ngực. Mỗi khi co thắt lại thì biểu hiện ra ngoài bằng triệu chứng ho khò khè, khó thở, nặng ngực.
Ngoài yếu tố thời tiết thì những trường hợp cả nhà cùng bị cảm cúm, ho, sổ mũi, nhiễm lạnh,… cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ lên cơn hen hơn.
Bên cạnh đó, phụ huynh cần chú ý nhiều yếu tố khởi phát cơn hen khác như: mùi nặng (nhiều trẻ lên cơn hen với mùi vẹc-ni, gỗ mới), khói thuốc, lông thú, phấn hoa, thuốc Aspirine và cả stress.

tin liên quan

Mắc cảm lạnh có nên nằm dài trên giường?
Khi đang cảm thấy bệnh hoặc cảm lạnh, nhiều người nghĩ rằng điều tốt nhất để làm lúc này là nằm trên giường nghỉ ngơi. Tuy vây, cách làm này có thể có một số tác động đến sức khỏe rất nghiêm trọng, theo Mirror.

Vì vậy, bác sĩ Huyên khuyên: Việc phòng ngừa hen lý tưởng nhất chính là phải tránh được các yếu tố khởi phát.
Theo bác sĩ Huyên, các dấu hiệu bệnh hen của trẻ cần được phụ huynh theo dõi kỹ, không nên xem thường các triệu chứng đơn giản như ho, khò khè.
“Đặc biệt, trong 2 - 3 năm đầu đời, nếu trẻ ho, khò khè, khó thở lặp lại nhiều lần khi thời tiết chuyển mùa thì các bậc phụ huynh không nên thờ ơ, mà nên đưa đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để xác định rõ trẻ có mắc bệnh hen hay không”, bác sĩ Huyên nói.
Sai lầm cần tránh khi trẻ bị hen
Theo các bác sĩ, một số sai lầm mà cha mẹ thường mắc phải khi có con bị hen suyễn là không chấp nhận chẩn đoán của bác sĩ, quá lo sợ các tác dụng phụ của thuốc mà không tuân thủ phác đồ điều trị dẫn đến tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn.
Trẻ bị bệnh hen khi dùng thuốc thì phải tuân thủ đúng, đều theo chỉ định của bác sĩ và tái khám định kỳ.

tin liên quan

Nguy cơ xấu cho sức khỏe khi thời tiết bất thường
Biến đổi khí hậu, kéo theo thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan (tăng tần suất và cường độ bão, nhiệt độ trái đất ấm dần lên và nước biển dâng…), tác động xấu đến sức khỏe con người.

“Trong đó, thuốc ho trong cơn hen là điều cần phải chú ý nhiều nhất. Đặc biệt, khi bé đang lên cơn hen thì việc dùng thuốc ho không thật sự cần thiết. Những trường hợp này, quan trọng nhất là trẻ phải được dùng thuốc giãn phế quản nhằm mở đường thở ra, từ đó sẽ giúp trẻ vượt qua được cơn hen cấp tính”, bác sĩ Huyên khuyến cáo.
Mặt khác, bác sĩ Huyên khẳng định: Nhiều "biện pháp dân gian" như: uống thằn lằn, rắn mối nướng, thậm chí ăn sống bằng cách há miệng rồi bấm đuôi thằn lằn cho chui vào miệng,… hoàn toàn chưa có bằng chứng khoa học chứng minh có khả năng điều trị khỏi bệnh hen suyễn.
Cách phòng các bệnh hô hấp
Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), khuyên: Bàn tay là con đường lây nhiễm của hầu hết các bệnh, đặc biệt là bệnh hô hấp. Rửa tay sạch sẽ là biện pháp hàng đầu để phòng bệnh hô hấp.
Ngoài ra, khi trời lạnh, phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ. Đặc biệt, ở miền Nam, những ngày cuối năm đặc trưng của thời tiết là trời lạnh về đêm và đầu giờ sáng, trong khi buổi trưa lại nắng nóng, chệnh lệnh nhiệt độ cao. Vì vậy, trẻ dễ nhiễm lạnh do ban ngày và khi đi ngủ ăn mặc phong phanh, thường nằm máy lạnh, quạt mạnh. Đến nửa đêm khi nhiệt độ xuống thấp, trẻ rất dễ nhiễm lạnh.
Chú ý dinh dưỡng, cho trẻ ăn uống đầy đủ; uống vitamin đúng lịch để tăng sức đề kháng, miễn dịch phòng bệnh.
Chích ngừa các loại vắc xin liên quan đến phòng bệnh hô hấp cho trẻ.
Thời gian mà nhiều trẻ thường lên cơn hen, bị các bệnh hô hấp là giai đoạn chuyển mùa lạnh. Nếu thời tiết có thêm yếu tố bão, áp thấp nhiệt đới thì số lượng trẻ bị bệnh cũng tăng lên do dễ bị nhiễm siêu vi.
Thời gian mà nhiều trẻ thường lên cơn hen, bị các bệnh hô hấp là giai đoạn chuyển mùa lạnh. Nếu thời tiết có thêm yếu tố bão, áp thấp nhiệt đới thì số lượng trẻ bị bệnh cũng tăng lên do dễ bị nhiễm siêu vi.
Thời gian mà nhiều trẻ thường lên cơn hen, bị các bệnh hô hấp là giai đoạn chuyển mùa lạnh. Nếu thời tiết có thêm yếu tố bão, áp thấp nhiệt đới thì số lượng trẻ bị bệnh cũng tăng lên do dễ bị nhiễm siêu vi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.