Cận thị càng nặng, nguy cơ mù lòa càng đến sớm

23/09/2016 08:00 GMT+7

Với đa số người cận thị, sự bất tiện trong sinh hoạt, vấn đề thẩm mỹ do phải mang kính vẫn là mối quan tâm hàng đầu. Ít ai biết rằng cận thị còn dễ gây mù nếu có biến chứng ở võng mạc và thủy tinh thể.

PGS. TS. BS Lê Đỗ Thùy Lan  Nguyên Trưởng khoa Mắt, Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch TP.HCM
PGS. TS. BS Lê Đỗ Thùy Lan Nguyên Trưởng khoa Mắt, Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch TP.HCM
Biến chứng do cận thị có thể gây mù
Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Ophthalmology (Mỹ), một nửa dân số thế giới (gần 5 tỉ người) sẽ bị cận thị vào năm 2050 và cận thị cũng trở thành nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực, mù lòa.
Tại Việt Nam, cận thị cũng là bệnh hay gặp nhất với tỷ lệ mắc phải không ngừng gia tăng, chiếm 90% trong nhóm tật khúc xạ. Với tốc độ gia tăng chóng mặt những năm gần đây, giới nhãn khoa xem đây là “đại dịch” mới liên quan đến bệnh của mắt.
Nguyên nhân khiến tình trạng cận thị gia tăng được xác định là do môi trường sinh hoạt và lối sống: giảm các hoạt động ngoài trời, tập trung quá nhiều vào các hoạt động nhìn gần khi lạm dụng các thiết bị nghe nhìn như tivi, máy vi tính, điện thoại, iPad… khiến cho mắt luôn trong trạng thái hoạt động quá mức, lâu dần khiến thị lực suy giảm, cận thị đến sớm và dễ tăng nặng hơn.
Khi bị cận thị, nhiều người xem kính cận là “cứu tinh” cho đôi mắt nhưng thực chất, việc đeo kính chỉ giúp nhìn rõ hơn chứ không giúp ngăn ngừa tình trạng tiến triển của cận thị, không phải giải pháp điều trị triệt để. Trong khi đó, nếu độ cận tiếp tục tiến triển (trên 6 điốp) thì nguy cơ gặp biến chứng ở mắt và mù lòa đã chực chờ.
Cận thị càng nặng, nguy cơ mù lòa càng đến sớm 1
Người bị cận thị chỉ nhìn thấy hình ảnh ở khoảng cách gần
Đáng chú ý, cận thị tiến triển có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dịch kính, thoái hóa võng mạc, bong rách võng mạc… nguy cơ mù lòa vĩnh viễn rất cao. Hơn nữa, người cận thị còn có nguy cơ mắc bệnh lý mắt cao hơn các đối tượng khác. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, cận thị khiến bệnh đục thủy tinh thể, glôcôm… đến sớm hơn đến 10 năm và đây đều là những bệnh lý mắt có tỷ lệ gây mù hàng đầu hiện nay.
Bảo vệ thị lực sớm và đúng cách, phòng ngừa mù lòa
Trong thực tế khám chữa bệnh, rất dễ thấy rằng: nhiều người chấp nhận việc “tăng độ - thay kính” rồi đợi độ cận tăng cao để phẫu thuật. Trong khi đó, ở người cận thị, nguy cơ tổn thương võng mạc và thủy tinh thể thường đến sớm hơn rất nhiều lần so với người thường, do đó tăng cường bảo vệ 2 yếu tố này đồng thời chủ động ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do tổn thương võng mạc và thủy tinh thể gây ra mới là giải pháp bền vững giúp bảo vệ thị lực bởi nếu không dù có phẫu thuật cận thị, mắt cũng rất khó nhìn tốt.
Nghiên cứu chuyên sâu về mắt, các nhà khoa học chỉ rõ tình trạng nhìn mờ và các triệu chứng nhức, mỏi mắt ở người cận thị có liên quan chặt chẽ đến sự suy giảm của Thioredoxin - một loại protein phân tử nhỏ rất quan trọng với mắt. Thiếu hụt Thioredoxin sẽ khiến cấu trúc, chức năng của võng mạc và thủy tinh thể bị thay đổi, rối loạn. Hậu quả là thị lực suy giảm.
Cận thị càng nặng, nguy cơ mù lòa càng đến sớm 2
Tinh chất Broccophane có trong WIT giúp tăng cường Thioredoxin, hỗ trợ điều tiết mắt, ngăn ngừa cận thị tiến triển, phòng tránh mù lòa.
Để khắc phục tình trạng này, các nhà khoa học khuyến cáo cần sớm cung cấp dưỡng chất chuyên biệt có tác dụng thúc đẩy và gia tăng sản sinh Thioredoxin tự nhiên trong cơ thể. Đây được xem là chìa khóa giúp nuôi dưỡng mắt và bảo toàn thị lực.
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra tinh chất Broccophane thiên nhiên có tác dụng tăng tổng hợp Thioredoxin một cách hiệu quả. Broccophane vừa chăm sóc mắt tốt, phòng ngừa cận thị, hạn chế tình trạng tăng độ cận do giúp điều hòa khả năng điều tiết của mắt, vừa bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc để duy trì thị lực, cải thiện các triệu chứng khó chịu như khô, mỏi, đau, chảy nước mắt sống đồng thời phòng ngừa triệt để các bệnh lý dễ gây mù như đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm… giúp mắt sáng khỏe dài lâu.
Xem video vai trò của tinh chất Broccophane trong chăm sóc, bảo vệ mắt và phòng ngừa tật cận thị:
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.