Kiểm soát dịch vụ xã hội hóa trong bệnh viện công

28/12/2015 13:49 GMT+7

Nguồn vốn từ xã hội hóa đã giúp các bệnh viện công có thêm nguồn lực đầu tư các thiết bị hiện đại, chất lượng chẩn đoán, điều trị được nâng cao, nhưng cũng còn tình trạng chỉ định dịch vụ quá mức để tăng nguồn thu.

Nguồn vốn từ xã hội hóa đã giúp các bệnh viện công có thêm nguồn lực đầu tư các thiết bị hiện đại, chất lượng chẩn đoán, điều trị được nâng cao, nhưng cũng còn tình trạng chỉ định dịch vụ quá mức để tăng nguồn thu.

Tránh lãng phí trong sử dụng dịch vụ
Liên quan đến các vấn đề kiểm soát dịch vụ xã hội hóa một số chuyên gia đã đưa ra một số giải pháp cho kiểm soát dịch vụ xã hội hóa trong BV công với mong muốn người bệnh được sử dụng dịch vụ tốt nhất, chất lượng nhất nhưng chi phí cũng phải hợp lý nhất. Diễn đàn “Xã hội hóa và kết hợp công tư trong khám chữa bệnh” ghi lại ý kiến của một số chuyên gia về vấn đề này.
Ông Nguyễn Minh Thảo, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội VN: Xã hội hóa giải quyết nguồn vốn, phát triển dịch vụ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh đã góp phần nâng cao chất nhưng Bộ Y tế cần kiểm soát được chất lượng và giá cả của các thiết bị. Do chất lượng và giá cả của thiết bị xã hội hóa đang rất khác nhau khiến các BV không chấp nhận kết quả chụp chiếu, xét nghiệm của nhau gây lãng phí thời gian, tốn kém tiền bạc, tổn hại sức khỏe của người bệnh.
Kiểm soát dịch vụ xã hội hóa trong bệnh viện công 2
Trong số hơn 2000 máy xã hội hóa trên cả nước thì 38% triển khai mà không có đề án được phê duyệt, tự lắp; trong số các máy thuê, mượn, đặt trong bệnh viện thì trên 60% không có đề án, các BV cứ tự lắp đặt rồi gửi thông báo để BHXH thanh toán. Do đó, ngành y tế cần kiểm soát chặt chẽ việc chỉ định sử dụng dịch vụ xã hội hóa bởi vẫn còn tình trạng chỉ định dịch vụ quá mức với các thiết bị xã hội hóa. Bảo hiểm xã hội VN từng đã kiểm tra tại một BV ở Quảng Ninh do tại đây bội chi quỹ BHYT rất lớn, qua đó đã xã định chi phí cho xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh tại BV này chiếm đến gần 40% chi phí cho khám chữa bệnh. Trong khi đó, tỷ lệ này trên cả nước là trên 20%. Thống kê của cơ quan bảo hiểm cho thấy có tới 80% xã hội hóa tập trung vào liên kết đặt máy xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.
Kiểm soát dịch vụ xã hội hóa trong bệnh viện công 3
Phải tách bạch công – tư
Theo ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế: Còn nhiều bệnh viện chưa được đầu tư, chưa thực sự quan tâm đầu tư cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, hệ thống chưa đồng bộ, thiếu các cơ sở chăm sóc, khám, chữa bệnh chuyên khoa và bệnh cho người cao tuổi. Do vốn đầu tư khó khăn nên các dự án đầu tư chủ yếu là cơ sở hạ tầng, chưa có trang thiết bị, trong khi việc liên doanh, liên kết trang thiết bị còn có hạn chế, có ý kiến trái chiều. Việc liên doanh, liên kết trang thiết bị còn tồn tại các vấn đề như: có đơn vị chưa sử dụng hợp lý các trang thiết bị y tế được đầu tư từ nguồn xã hội hóa, dẫn đến tình trạng cung ứng dịch vụ quá mức cần thiết; còn có đơn vị chưa thực hiện đúng quy trình, thủ tục xã hội hóa theo các văn bản hướng dẫn; còn có đơn vị, địa phương chưa quan tâm đầy đủ đến công tác kiểm tram, giám sát, thực hiện quy chế dân chủ…
Các hoạt động KCB theo yêu cầu phải sử dụng vốn vay, vốn huy động, tổ chức thực hiện theo Nghị quyết 93 của Chính phủ, độc lập với khu vực khám chữa bệnh thông thường, đảm bảo mính bạch trong tài chính. Mặc dù các bệnh viện được quyền tự chủ, tự quy định giá dịch vụ theo yêu cầu nhưng Bộ Y tế cũng sẽ có các quy định chung về tiêu chuẩn phòng, giường bệnh điều trị theo yêu cầu, đảm bảo người sử dụng dịch vụ được hưởng đúng với mức chi trả.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.