Nhiễm độc chì do dùng 'thuốc cam' trôi nổi

31/10/2015 19:28 GMT+7

(TNO) Bé trai Nguyễn Minh N., 6 tuổi, ở Việt Yên, Bắc Giang vào điều trị tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng chậm phát triển do ngộ độc chì .

(TNO) Bé trai Nguyễn Minh N., 6 tuổi, ở Việt Yên, Bắc Giang vào điều trị tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng chậm phát triển do ngộ độc chì.

TS Nguyễn Kim Sơn kiểm tra sức khỏe bé N. TS Nguyễn Kim Sơn kiểm tra sức khỏe bé N.
Mẹ của N.: từ lúc 4 tháng tuổi cháu bú ít, môi khô nên gia đình có cho cháu uống "thuốc cam" của ông lang ở quê và tiếp tục cho cháu uống đến khi được khoảng 1 tuổi.
“Cách đây khoảng 2 - 3 năm, báo đài có nói nhiều về nhiễm độc chì do "thuốc cam" của ông, bà lang thì gia đình cũng lo lắng về sức khỏe của cháu nhưng chưa có điều kiện đi khám. Đến năm nay cháu vào học lớp 1, tiếp thu rất kém, quá nhút nhát, học trước quên sau, nói năng diễn đạt khó nên gia đình đưa cháu đi khám. Cháu được các bác sĩ phát hiện nhiễm chì trong máu cao”, người mẹ tâm sự.
TS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết qua xét nghiệm cho thấy hàm lượng chì trong máu của bệnh nhân N. là 26,19 µg/dL, trong khi đó, chất này được chấp nhận là dưới 5 µg/dL.
Qua thông tin ban đầu, không có nguồn nhiễm chì nào khác ngoài “thuốc cam” mà cháu N. được gia đình cho sử dụng, TS Sơn cho biết.
Tại Trung tâm, cháu N. được sử dụng thuốc “gắp” chì. Sau 10 ngày điều trị, nồng độ chì giảm xuống còn 17 µg/dL. “Cháu nhận biết tốt hơn so với thời gian trước điều trị”, mẹ chủa cháu nhận xét.
Theo chuyên gia, "thuốc cam" vốn là bài thuốc nam được các gia đình dùng để trị biếng ăn, tưa lưỡi, viêm lợi bằng cách uống hoặc bôi. Gần đây đã xuất hiện “thuốc cam” do các ông bà lang bào chế từ nguồn gốc nguyên liệu không rõ ràng, chất lượng không kiểm soát và không phải thuốc đã được cấp phép lưu hành. Một số mẫu “thuốc cam” do các gia đình đưa đến ở dạng bột, viên có vị hồng đơn (là khoáng chất chì). Khi xét nghiệm tại cho thấy nồng độ chì rất cao. Từ khoảng 3 năm trước, đã có các trẻ ở Bắc Giang và một số địa phương khác phải vào Trung tâm điều trị nhiễm độc chì do dùng “thuốc cam” không rõ nguồn gốc của ông, bà lang.
Gây độc lâu dài
TS Sơn lo ngại, chì đặc biệt nguy hại với trẻ nhỏ do chúng tích lũy trong xương lâu dài khiến trẻ còi cọc, kém phát triển thể chất. Kim loại này còn gây thiếu máu và ảnh hưởng nặng nề đến não, do đó, trẻ bị nhiễm độc chì lâu dài sẽ bị chậm phát triển trí tuệ, thậm chí đần độn.
“Trường hợp ngộ độc chì đầu tiên là trẻ gái được Trung tâm chống độc tiếp nhận điều trị từ hơn 10 năm trước, cũng liên quan đến sử dụng thuốc của thầy lang. Cháu gái nay đã 20 tuổi nhưng rất hạn chế về nhận biết, chỉ có thể gọi mẹ, không tiếp thu được các công việc bình thường nhất như vệ sinh cá nhân. Trước khi bị ngộ độc chì, cháu phát triển bình thường”, chuyên gia chia sẻ.
ThS Nguyễn Trung Nguyên, công tác tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết thêm các mẫu “thuốc cam” nhiễm chì thường dạng bột, viên có màu sắc: đỏ, cam, hồng cam, đều không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Thận trọng khi sử dụng các sản phẩm có thể sử dụng sơn, nhựa có chì, đặc biệt khi các sản phẩm cho trẻ em, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có đăng ký và cho phép của các cơ quan chức năng: đồ chơi; đồ trang sức, làm đẹp; Đồ nội thất, gia dụng: bàn, ghế, cũi, rèm; bút, vở, nam châm, kẹp giấy; vật dụng chứa đựng nước uống, thực phẩm: bình đựng nước, cốc.
Điều trị ngộ độc chì cần thời gian kéo dài hàng tháng đến hàng năm do chì thường đã gắn chặt ở xương. Cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ và cách dùng thuốc, khám và xét nghiệm lại đúng hẹn.
Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.