Tin vui cho những người mắc bệnh bạch biến

Tạ Ban
Tạ Ban
20/07/2018 00:10 GMT+7

75 triệu bệnh nhân bạch biến trên toàn thế giới có thể sẽ thoát khỏi sự kỳ thị của người đời nhờ nỗ lực của nhóm các nhà khoa học tại Đại học Y Massachusetts (Mỹ).

Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là John Harris - bác sĩ, nhà khoa học, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Phòng khám bệnh bạch biến tại Đại học Y Massachusetts (Mỹ), công bố thành tựu trên tạp chí Science Translational Medicine cho thấy hứa hẹn từ liệu pháp mới có thể làm biến mất những nốt trắng trên da bệnh nhân bạch biến vĩnh viễn.
Họ quan sát phương pháp điều trị đảo ngược bệnh hiện nay: kích thích các đốm nâu tăng về số lượng và kích thước cho đến khi mảng da trắng được thay thế bằng màu da bình thường. Quá trình này kéo dài từ 1 - 2 năm, nhưng các đốm trắng vẫn tái xuất ở cùng vị trí, thường trong vòng 1 năm sau khi ngừng điều trị.
Nhóm nghiên cứu tìm ra nguồn gốc của “bộ nhớ” trong da - “bộ nhớ thường trú tế bào T”. Bộ nhớ này lưu giữ ấn ký để bạch biến trở lại đúng chỗ ban đầu khi ngừng điều trị.
Từ phát hiện này, họ sử dụng một kỹ thuật gọi là “làm phồng da” (skin blistering) để tách da và chất lỏng da ở các điểm bạch biến và tách các tế bào bộ nhớ gây bệnh để phân tích chúng kỹ hơn. Họ đưa ra giả thuyết rằng nếu loại bỏ các tế bào nhớ khỏi da bằng cách phương pháp mới thì da sẽ lại màu bình thường lâu dài hơn và có thể là vĩnh viễn, theo theo The Conversation.
Họ thử nghiệm giả thuyết trên chuột bạch biến và phát hiện ra tế bào bộ nhớ gây bạch biến cần một loại protein đặc biệt gọi là “IL-15” để tồn tại. Ngoài ra, tế bào T gây ra đốm trắng ở cả chuột và da người đòi hỏi IL-15 nhiều hơn các loại tế bào T khác. Nghĩa là, chúng ta có thể loại bỏ có chọn lọc các tế bào gây bạch biến mà không làm hại các tế bào miễn dịch quan trọng khác.

Họ tiêm cho chuột kháng thể chặn protein IL-15 tương tác với tế bào bộ nhớ. Chỉ sau vài tuần, tế bào bộ nhớ trên da chuột bị xóa sạch, cho phép sắc tố da màu nâu quay trở lại. Đặc biệt, chỉ mất 2 tuần điều trị, da chúng không bị tái phát hàng tháng trời, theo The Conversation.
Dựa trên những kết quả tích cực, nhóm nghiên cứu đang làm việc với Viện Y tế quốc gia Mỹ - quỹ Mạng lưới Chống Miễn dịch (ITN) để thử nghiệm lâm sàng trên người vào mùa hè năm sau.
* Những người mắc bệnh bạch biến, một bệnh tự miễn dịch của da gây ra những đốm trắng biến dạng trên cơ thể, chịu sự kỳ thị lớn. Ở một số nơi, các cá nhân bạch biến, và thậm chí cả các thành viên trong gia đình họ, đều bị xa lánh. Có người còn yêu cầu cắt cụt cánh tay bị ảnh hưởng bởi bạch biến chỉ vì anh ta có thể kết hôn nếu là người cụt tay nhưng lại không thể lấy vợ nếu bị bạch biến.
Chính vì sự từ chối từ phía xã hội, những người bạch biến thường trải qua cuộc sống đau khổ và trầm cảm. Họ xấu hổ về chính bản thân mình. Có trường hợp từ chối rời khỏi nhà vào ban ngày. Họ từ bỏ công việc và mất các mối quan hệ. Một số người bị bệnh bạch biến đã tự sát, theo The Conversation.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.