Doanh nghiệp tư nhân đang ngày càng lớn mạnh, tạo ra nhiều công ăn việc làm

27/11/2018 08:00 GMT+7

Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã từng bước tự xây dựng thương hiệu, đi lên bằng sản xuất, bằng những sản phẩm của mình và đang từng bước nỗ lực đưa thương hiệu Việt vươn ra toàn cầu.

Theo chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ: “Khu vực kinh tế tư nhân đã thể hiện ngày một rõ hơn là động lực của nền kinh tế”. Minh chứng cho điều này, ông trích dẫn: Năm 2017, số doanh nghiệp mới đăng ký là 137.000, tăng 15,2% và tăng 45,5% vốn đăng ký mới so với năm 2016. Từ năm 2015 - 2017, số doanh nghiệp đăng ký mới tăng mỗi năm là 15,5%, vốn đăng ký mới tăng 46,5%. Về vốn đầu tư, năm 2017 vốn của khu vực tư nhân chiếm 40,5% trong tổng nguồn vốn của xã hội và tăng đến 16,8% so với năm trước. Trong khi khu vực kinh tế nhà nước chỉ chiếm 35,7% tổng vốn và tăng 6,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 23,8% tổng vốn và tăng 12,8% so với năm trước…
Tọa đàm trực tuyến tạo đà cho doanh nghiệp tư nhân phát triển
Tọa đàm trực tuyến tạo đà cho doanh nghiệp tư nhân phát triển
“Đại bộ phận mới đăng ký là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mỗi năm, vốn bình quân để đăng ký thêm đã tích dần lên. Trước đây số vốn đăng ký chỉ dưới 10 tỉ đồng/doanh nghiệp, bây giờ đã lên trên 10 tỉ đồng. Rõ ràng, doanh nghiệp tư nhân không phải càng ngày càng nhỏ đi, mà ngày càng lớn”, ông Lưu Bích Hồ nhấn mạnh.
Cho rằng “lãnh đạo phát triển tới đâu, doanh nghiệp phát triển tới đó”, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Uyên Phương nhấn mạnh vai trò của người chủ, dám đột phá là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp phát triển. “Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ đặt mục tiêu nhất phường, nhất thành phố, nhất quốc gia… Mỗi lần nhất như vậy đòi hỏi một năng lực mới. Muốn vượt ra khỏi cái mình đang làm tốt, nhiều khi phải phá vỡ cái cũ. Vậy lãnh đạo doanh nghiệp có dám đột phá hay không?”, bà Phương chia sẻ.
Ông Lưu Bình Nhưỡng
Ông Lưu Bình Nhưỡng
Đồng tình với ý kiến trên, Phó trưởng ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng cho rằng: “Nếu người chủ doanh nghiệp là một người lãnh đạo chứ không phải chỉ là một ông chủ có tiền thì doanh nghiệp sẽ lớn nhanh. Nếu doanh nghiệp sợ, không dám chiến đấu với “người khổng lồ” thì có nghĩa là tự đẩy mình vào chân tường, bị đào thải rất nhanh”. Ông Nhưỡng cũng từng có kinh nghiệm trong việc tư vấn cho các doanh nghiệp lớn của Việt Nam, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, theo ông, “quản lý lao động là mấu chốt nhất để hình thành nên những doanh nghiệp lớn, chứ không phải là vốn. Nếu quản lý được lao động, chắc chắn sẽ hút được vốn về, kéo được công nghệ về tạo được niềm tin”.
Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Văn Thân bổ sung, doanh nghiệp tư nhân muốn phát triển phải tự chuẩn bị cho mình nội lực về nguồn lực lao động, trình độ lao động, khoa học kỹ thuật. Tức là doanh nghiệp phải đặt ra các các kế hoạch, chiến lược ngắn hạn đến dài hạn để có những bước phát triển bám sát định hướng của Chính phủ. Chỉ khi đó, mỗi bước đi của doanh nghiệp mới bảo đảm chắc chắn, bền vững.
Các vấn đề tạo đà cho doanh nghiệp phát triển được thảo luận sôi nổi
Các vấn đề tạo đà cho doanh nghiệp phát triển được thảo luận sôi nổi
DN phải tự chuẩn bị cho mình nội lực về nguồn lực lao động, trình độ lao động, khoa học kỹ thuật. Cũng như chúng ta phải đặt ra các các kế hoạch, chiến lược ngắn hạn đến dài hạn để chúng ta có những bước phát triển bám sát những định hướng của chính phủ. Để mỗi bước đi của DN phải chắc chắn, bền vững. Từ nhân lực, năng lực quản trị, kế hoạch kinh doanh phải được hoạch định rõ ràng. Ông Nguyễn Văn Thân chia sẻ.
Doanh nghiệp tư nhân đã tạo ra gần 40% GDP, trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp thì khu vực tư nhân tạo ra trên 62% việc làm mới tính đến năm 2016. Có thể nói, doanh nghiệp tư nhân không phải chỉ là vốn mà giải quyết việc làm cho lao động vẫn là lực lượng chủ yếu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.