Ai đang gây ra 'đại tuyệt chủng' trên trái đất?

01/06/2017 15:00 GMT+7

Loài người có thể "hủy diệt" không kém núi lửa, thiên thạch và đại hồng thủy nếu xét trên khả năng gây tuyệt chủng hàng loạt sinh vật trên trái đất.

Tờ Independent dẫn nghiên cứu của các nhà khoa học đăng trên tuần san Nature cho biết loài người đang gây ra đợt "đại tuyệt chủng" thứ 6 trên trái đất.
Nhiều loài động vật hữu nhũ, lưỡng cư và chim đang biến mất nhanh chóng với tốc độ tương tự như đã từng xảy ra trong năm cuộc "đại tuyệt chủng" do các "thế lực tự nhiên" gây ra suốt 500 triệu năm qua, như thiên thạch va vào trái đất hay siêu núi lửa phun trào khiến nhiều sinh vật bị tuyệt diệt, kể cả loài khủng long.
Theo các nhà khoa học, sự bùng nổ dân số trong vòng 50 năm qua và dự kiến đạt đến hơn 10 tỉ người vào năm 2060 khiến nhu cầu về các nguồn tài nguyên gia tăng và gây áp lực lên thế giới tự nhiên.
Hàng chục ngàn loài, bao gồm 25% các loài động vật hữu nhũ và 13% các loài chim, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì săn bắt quá mức, săn bắn trái phép, ô nhiễm, mất môi trường sống, sinh vật ngoại lai và các vấn đề khác do con người gây ra.
Con người sẽ phải gánh chịu hậu quả, vì suy giảm đa dạng sinh học sẽ khiến lợi ích thu được từ thiên nhiên giảm theo.

tin liên quan

Sao chổi sẽ hủy diệt trái đất?
Một giả thuyết mới xuất hiện với lời tiên đoán rùng rợn: sao chổi sẽ một lần nữa quét sạch nền văn minh nhân loại như nó đã từng làm 12.800 năm trước.
Theo nhóm nghiên cứu, những cuộc tuyệt chủng do loài người gây ra bắt đầu khi người hiện đại rời khỏi châu Phi. Quá trình săn bắn của loài người, kết hợp với thay đổi khí hậu tự nhiên, đã gây ra nhiều cuộc tuyệt chủng ở châu Úc, châu Mỹ và châu Âu cách đây hàng chục ngàn năm.
“Cách đây 3.000 năm, trái đất đã mất phân nửa các loài động vật hữu nhũ lớn trên đất liền có khối lượng trên 44kg và 15% các loài chim”, các nhà khoa học cho biết.
Việc “diệt chủng” các loài động vật được con người tăng tốc từ năm 1.500 sau Công nguyên.
Nhưng các nhà nghiên cứu cho biết tiến trình này hoàn toàn có thể tránh được bằng cách bảo vệ môi trường sống của động vật, thay đổi thói quen ăn uống và tăng cường hoạt động bảo tồn.
“Trái đất hoàn toàn có thể cung cấp thực phẩm cho 10 tỉ người vào năm 2060 nếu bảo tồn môi trường sống cho những loài hiện có. Lợi ích của đa dạng sinh học là rất lớn và với dự báo và hành động kịp thời thì mục tiêu hoàn toàn có thể đạt được”, các nhà nghiên cứu kết luận.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.