Châu Á-Thái Bình Dương lo ngại việc Anh rời EU

25/06/2016 16:14 GMT+7

Chính phủ các nước châu Á-Thái Bình Dương bày tỏ lo ngại về hậu quả kinh tế từ quyết định bỏ phiếu của Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), theo Kyodo News ngày 25.6.

Nhật Bản: Chỉ số thị trường chứng khoán Tokyo bị sụt giảm mạnh nhất trong hơn 16 năm qua. Thủ tướng Shinzo Abe phải triệu tập một cuộc họp nội các khẩn cấp nhằm mục đích hợp tác với các thành viên khác thuộc nhóm G7 (Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh, Mỹ) để bảo vệ nền kinh tế toàn cầu không bị rơi vào khủng hoảng.
"Nhật sẽ tận dụng mọi biện pháp có thể để đảm bảo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, sự ổn định tiền tệ và thị trường tài chính khác", ông nói.

tin liên quan

Nguy cơ người di cư tràn đến Anh sau Brexit
Thị trưởng thành phố Calais (Pháp) tuyên bố Anh phải chịu hậu quả nếu muốn rời Liên minh châu Âu (EU) và nên dọn lều của người di cư đi khỏi Pháp.

Philippines: Bộ trưởng Tài chính Cesar Purisima cho rằng hậu quả của Brexit ngay lập tức ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu, đến tất cả các nước, không có ngoại lệ nhưng với mức độ khác nhau.
Singapore: Thủ tướng Lý Hiển Long gọi Brexit là một bước ngoặt. “Còn quá sớm để nhận định Brexit sẽ ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế châu Á và lân cận. Kết quả này đã phản ánh sự lo âu của người dân Anh với tình trạng di dân cùng mong muốn khẳng định chủ quyền và bản sắc của Anh.

Tuy nhiên, ông Lý Hiển Long cảnh báo: “Mong muốn rời bỏ để tự do làm những điều mình muốn, ít bị hạn chế, phụ thuộc vào các đối tác hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, chúng ta sống trong một thế giới toàn cầu hoá, phụ thuộc lẫn nhau. Trong thực tế với nhiều nước, việc tách rời và thu mình lại sẽ dẫn đến việc mất an ninh hơn, kém thịnh vượng hơn và tương lai có thể mờ mịt hơn”.
Malaysia: Thủ tướng Najib Razak gọi Brexit là sự kiện lịch sử và chưa từng có. Cạnh đó, ông cũng kêu gọi Anh tại thời điểm này hãy tiếp cận với các quốc gia chiến lược quan trọng khác ngoài EU. “Chúng tôi thật sự không mong vụ này có ảnh hưởng lớn đến kinh tế Malaysia và sẽ theo dõi chặt chẽ sự phát triển, duy trì cảnh giác với bất kì rủi ro kinh tế nào”, ông nói.

tin liên quan

Brexit có khiến Vương quốc Liên hiệp Anh tan rã?
Việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) đang đe doạ đến tính thống nhất của Vương quốc Anh, khi mà các nước như Scotland và Bắc Ireland đang để ngỏ khả năng trưng cầu ý dân để tách khỏi Anh.

Indonesia: Ngoại trưởng Retno Marsudi cũng mong tác động Brexit lên Indonesia nên được giảm thiểu và cho biết Jakarta sẽ theo dõi chặt chẽ ảnh hưởng của Brexit thế nào đến các thỏa thuận song phương khác nhau giữa Indo và Anh cũng như với các nước EU.
Thái Lan: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan Sek Wannamethee cho biết Thái Lan vẫn thừa nhận Anh là một đối tác chiến lược quan trọng, mặc dù đất nước này có thể sẽ không còn là thành viên của EU.
"Mối quan hệ của chúng tôi được dựa trên lợi ích lẫn nhau ở tất cả các cấp độ: chính phủ, khu vực tư nhân và người dân", ông nói.

tin liên quan

Anh rời EU, thế giới rúng động
Việc người Anh lựa chọn chia tay EU, còn gọi là Brexit, trong cuộc trưng cầu dân ý kết thúc ngày 24.6 (giờ VN) đã khiến cả thế giới rung chuyển.

Trung Quốc: Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết Trung Quốc tôn trọng sự lựa chọn của người dân Anh và hy vọng Anh cùng châu Âu sẽ đàm phán một thỏa thuận tách nhau càng sớm càng tốt. "Tất cả các bên đều mong muốn có một châu Âu thịnh vượng và ổn định", bà nói.
Úc: Thủ tướng Malcolm Turnbull cho rằng dù sẽ có một khoảng thời gian bất ổn trong thị trường toàn cầu nhưng không có lí do gì để Úc phải bị báo động với việc đó.
“Tôi không hề nghi ngờ việc các lãnh đạo châu Âu sẽ đảm bảo sự yên ổn và chỉ đạo giải quyết một số vấn đề liên quan đến tình hình bất ổn”, ông nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.