EU và Trung Quốc: Muốn được hết hóa trắng tay

05/06/2017 07:24 GMT+7

EU đã không thành công với ý định lôi kéo Trung Quốc làm đối trọng trong bối cảnh quan hệ giữa khối này và Mỹ không còn được như trước.

Cuộc gặp cấp cao lần thứ 19 giữa EU và Trung Quốc là cơ hội tuyệt vời để EU tranh thủ nước này và ứng phó tình cảnh mới sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định không tiếp tục đồng hành cùng EU trên lĩnh vực tự do hóa mậu dịch và bảo vệ khí hậu trái đất.
Tổng thống Trump đã quyết định rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước Paris về bảo vệ khí hậu trái đất, đồng thời thể hiện sẽ không cổ vũ cho mậu dịch tự do và toàn cầu hóa. Những định hướng chính sách mới của chính quyền Mỹ đẩy EU vào tình thế phải tìm kiếm được đối tác nặng ký mới làm đối trọng để có thể tiếp tục bước trên cả hai lĩnh vực nói trên mà không phải nhượng bộ cơ bản cho Washington.

tin liên quan

Bất đồng mới giữa đối tác cũ
Trước hội nghị cấp cao NATO, Tổng thống Mỹ Donald Trump có cuộc gặp với các vị lãnh đạo đại diện cho EU là Chủ tịch Hội đồng EU Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban EU Jean-Claude Juncker. 
Tuy nhiên, cuộc gặp EU - Trung Quốc lại không thành công và không đưa ra được tuyên bố chung cuối cùng bởi bất đồng quan điểm về thương mại. EU cũng không đạt được mục tiêu liên thủ với Trung Quốc để tiếp tục thực hiện Hiệp ước Paris. Mắc mứu chính là EU vẫn chưa chịu công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường.
Theo thỏa thuận giữa hai bên về việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới năm 2001 thì sau 15 năm, EU sẽ công nhận nước này là nền kinh tế thị trường, tức là phải đối xử bình đẳng như mọi đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư khác. Thời hạn ấy đã qua mà yêu cầu của Bắc Kinh vẫn chưa được EU đáp ứng.
Cho nên không có gì là khó hiểu khi Trung Quốc không đáp ứng mong đợi mới của EU. EU muốn được hết nên mới chẳng được gì như thế ở lần gặp cấp cao này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.