Khủng bố Paris và nỗi ám ảnh từ súng nhập lậu

29/11/2015 10:22 GMT+7

Những khẩu súng từ một lò sản xuất tại Belgrade (Serbia) cùng các loại súng giá rẻ từ Trung Quốc đang là vấn nạn nhức nhối của cả châu Âu.

Những khẩu súng từ một lò sản xuất tại Belgrade (Serbia) cùng các loại súng giá rẻ từ Trung Quốc đang là vấn nạn nhức nhối của cả châu Âu.

Việc buôn bán súng bất hợp pháp từ Balkan đang góp phần đẩy mạnh các vụ khủng bố ở châu Âu - Ảnh: ReutersViệc buôn bán súng bất hợp pháp từ Balkan đang góp phần đẩy mạnh các vụ khủng bố ở châu Âu - Ảnh: Reuters

Chỉ với khoảng 150 euro, những khẩu súng nhập lậu đã được di chuyển từ vùng Balkan vào “trái tim của châu Âu” và phục vụ cho những vụ khủng bố như tại Paris vừa qua, Reuters ngày 28.11 cho biết.

Điểm nóng Balkan

Ngày 15.11, tức 2 ngày sau cuộc khủng bố tại Paris, cảnh sát Pháp bắt 3 nghi phạm tại Bỉ. Tên Abdelhamid Abaaoud, quốc tịch Bỉ, được cho là chủ mưu của vụ khủng bố này bị bắn chết ngày 19.11.

Bỉ, nước láng giềng với Pháp, cũng nằm trong số những “nguồn” cung cấp vũ khí chính tạo điều kiện cho các nhóm cực đoan thực hiện hành vi giết người. Mỗi năm có khoảng 6.000 khẩu súng bị tịch thu ở đây. Trong bài viết ngày 28.11, Reuters dẫn lời một cựu chiến binh Nam Tư được gọi là Nemac (người Serbia), cho biết ông nắm được cách thức các món “hàng nóng” được mua để chuẩn bị cho vụ khủng bố Paris vừa qua.

Bỉ là khu vực phức tạp, nơi được cho là địa điểm lên kế hoạch và vận chuyển súng vào nước Pháp. Nghi phạm được xem là chủ mưu vụ khủng bố Paris cũng mang quốc tịch Bỉ - Ảnh: Reuters

Nguồn gốc của tất cả các loại vũ khí trong vụ khủng bố Paris chưa được xác minh rõ ràng, nhưng một số báo cáo tính tới ngày 28.11 cho thấy nó xuất phát từ một lô hàng sản xuất tại thủ đô Belgrade của Serbia vào những năm cuối thập niên 1980, theo Reuters.

Cũng như một số thông tin trước đó, Nemac mô tả khu vực Balkan như một kho súng khổng lồ, là “di sản” của quân đội Nam Tư cũ và được vận chuyển trái phép hàng loạt vào châu Âu.

“Có rất nhiều ngóc ngách trong chiếc xe hơi hoặc xe tải, nơi bạn có thể giấu một khẩu súng được tháo rời. Nhiều người còn giấu chúng trong khoang chứa nhiên liệu”, Nemac cho biết.

Ước tính có khoảng 80 triệu khẩu súng tại EU hiện nay. Tuy nhiên “thị trường đen” Balkan ghi nhận mức độ vận chuyển súng ống lớn hơn nhiều, theo nhận xét của Ivan Zverhanovski thuộc Phòng báo cáo về Kiểm soát vũ khi hạng nhẹ và vũ khí nhỏ, một cơ quan quan sát vũ khí có trụ sở tại Belgrade.

Đủ kiểu giao dịch

Trong các món vũ khí được những tổ chức khủng bố sử dụng, khẩu súng trường tự động AK-47 là phổ biến nhất. Tuy nhiên “thị trường” này rất đa dạng và tạo điều kiện rất dễ dàng để sở hữu các món vũ khí giết chóc mà không tốn quá nhiều tiền này.

Mặc dù được gọi là Kalashnikov (tên tiếng Nga chỉ loại súng AK), song các loại súng giao dịch trong khu vực Balkan tới châu Âu chủ yếu là những phiên bản AK được sản xuất nhiều năm trước từ Nam Tư, Albania và cả Trung Quốc.

AK-47 vẫn là vũ khí phổ biến, nhưng các cuộc giao dịch ở vùng Balkan chứng kiến nhiều phiên bản AK Trung Quốc có giá rẻ hơn - Ảnh: Reuters

“Nếu có trong tay từ 500 đến 1.000 euro, các anh có thể mua một món hàng trong vòng nửa giờ. Việc này khiến Brussels (thủ đô của Bỉ) trông giống như một thành phố Mỹ vậy”, Reuters dẫn lời Bilal Benyaich, một chuyên gia về người đạo Hồi tại Viện Nghiên cứu Itinera có trụ sở ở Brussels.

Với trung bình 700 euro cho một khẩu AK-47, các món vũ khí ở Nam Tư cũ vẫn còn đắt hơn so với phiên bản AK Trung Quốc từ những người theo chủ nghĩa Mao-ít ở thủ đô Tirana của Albania. Và theo ông Milan, một người đồng lứa với Nemac, mỗi khẩu súng giá rẻ Trung Quốc có thể chỉ tốn khoảng 150 euro.

Bên cạnh việc phối hợp với người nhà gần biên giới, qua mặt cảnh sát từ dòng người di cư/tị nạn, còn đó một cách thức nữa từ các vụ buôn lậu súng khiến cơ quan chức năng đang đau đầu: Máy in 3D.

Theo đó, với công nghệ in 3D, các tay súng cực đoan có thể giao dịch hoàn toàn thông qua internet và chẳng sợ gặp rủi ro khi vận chuyển.

Công nghệ in 3D cho phép “in” ra những mẩu lắp ráp bằng kim loại hẳn hoi từ một thiết kế 3D (thay vì in ra mực, chữ). Thế nên, nếu “mua” được đầy đủ các chi tiết lắp ráp, các tay súng đã có ngay một khẩu AK-47 hoặc đại loại như vậy được "in" ra từ 1 máy in 3D. Đây chắc chắn sẽ là một tai họa của tương lai.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.