Mỹ rút đơn vị công binh hải quân khỏi Campuchia

04/04/2017 11:26 GMT+7

Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh vừa thông báo một đơn vị công binh hải quân chuyên phụ trách các dự án nhân đạo đã rút khỏi Campuchia, trong bối cảnh quan hệ hai bên đang hục hặc.

Lễ chia tay đơn vị công binh nói trên, có biệt danh Seabees với 16 thành viên, diễn ra tại Đại sứ quán Mỹ ở Phnom Penh hôm 3.4.
“Chính phủ hoàng gia Campuchia chính thức thông báo với sứ quán về quyết định hồi tuần trước của họ hoãn không xác định thời hạn về sứ mệnh của Tiểu đoàn công binh hải quân Mỹ (Seabees) đã thực hiện nhiều dự án phục vụ cộng đồng ở Campuchia từ năm 2008", tờ The Cambodia Daily ngày 4.4 dẫn lời Phó phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ David Josar cho hay.
Cũng theo ông Josar, Seabees đã hoàn tất các dự án xây dựng với tổng vốn đầu tư hơn 5 triệu USD ở 11 tỉnh của Campuchia trong gần một thập niên qua, và đã làm việc với lực lượng vũ trang và nhiều cộng đồng của nước này.
“Quyết định của chính quyền Campuchia làm ngưng trệ các dự án đã được lên kế hoạch cho 8 tỉnh, với tổng kinh phí hơn 800.000 USD... Chính phủ Campuchia không đưa ra lý do cho quyết định của họ”, ông Josar khẳng định, và cho biết thêm Seabees còn định xây 6 phòng vệ sinh trường học và 2 phòng phụ sản với tổng trị giá 265.000 USD ở Campuchia trong năm nay.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Campuchia Chhum Socheat nói rằng ông không biết về việc đội Seabees rút về nước, còn Tư lệnh hải quân Campuchia Tea Vinh khẳng định đơn vị hải quân Mỹ này chỉ về nước tạm thời. “Họ đang dừng các dự án để trở về nước nghỉ phép. Họ sẽ trở lại giúp chúng ta xây dựng trường và văn phòng hải quân”, ông Tea khẳng định với The Cambodia Daily.
Thông tin trên được đưa ra khoảng 2 tháng sau khi Đại sứ Mỹ tại Campuchia, ông William Heidt khẳng định rằng Washington sẽ không cân nhắc việc xoá nợ của Campuchia có từ thời chính quyền Lon Nol, nay đã lên đến khoảng 500 triệu USD, và nhấn mạnh Phnom Penh nên tìm cách trả nợ, theo The Cambodia Daily.

Chính quyền Cộng hoà Khmer do ông Lon Nol lãnh đạo những năm 1970 đã vay của Mỹ số tiền 274 triệu USD. Tuy nhiên, chính quyền Campuchia hiện tại từ chối trả món nợ này vì không xem chính quyền Lon Nol là hợp pháp. Sau nhiều năm, lãi mẹ đẻ lãi con, số nợ hiện đã tăng lên thành 500 triệu USD. Kể từ khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ, Thủ tướng Hun Sen đã nhiều lần yêu cầu phía Mỹ xoá món nợ này.

tin liên quan

Campuchia - Mỹ diễn tập cứu trợ thảm họa
(TNO) Quân cảnh Campuchia và thủy quân lục chiến Mỹ ngày 30.11 đã bắt đầu cuộc diễn tập cứu trợ thảm họa và hỗ trợ nhân đạo nhằm củng cố quan hệ quân sự giữa hai nước, theo Tân Hoa xã.
Ngoài việc rút đội Seabees về nước, trong mấy tháng gần đây, một số hoạt động quân sự chung giữa hai nước cũng đã bị hoãn hoặc hủy. The Cambodia Daily chỉ ra cuộc tập trận thường niên Angkor Sentinel bị tạm ngưng hồi tháng 1.2017 cho đến ít nhất năm 2019, trong khi cuộc tập trận CARAT bị hủy. Theo báo này, chính quyền Campuchia điều chỉnh sự thay đổi như trên với lập luận họ cần tập trung các lực lượng an ninh cho cuộc bầu cử vào năm 2018.
The Cambodia Daily dẫn lời giới quan sát nhận định những động thái vừa qua được diễn giải là do Campuchia đang “xoay trục” từ những đồng minh phương Tây truyền thống sang Trung Quốc. Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã đẩy mạnh viện trợ và cung cấp thiết bị quân sự cho Campuchia mà không đòi nước này phải bảo vệ nhân quyền và dân chủ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.