Phát hiện hố đen tầm trung đầu tiên của vũ trụ

03/09/2020 16:14 GMT+7

Hai đài thiên văn LIGO và Virgo đã ghi nhận được sự kiện vũ trụ lớn nhất kể từ thời Big Bang, phóng thích nguồn sóng hấp dẫn uy lực nhất từ trước đến nay, và tạo ra hố đen tầm trung đầu tiên.

Khoảng 1.500 nhà khoa học nghiên cứu dữ liệu của LIGO và Virgo đã công bố phát hiện về hố đen tầm trung, và sự tồn tại của nó đi ngược lại với hiểu biết lâu nay của con người về những “gã hung thần” nuốt chửng mọi vật, kể cả ánh sáng.
Chào đời từ sự kết hợp của hai hố đen khác, GW190521 có trọng lượng gấp 142 lần mặt trời và là hố đen tầm trung đầu tiên từng quan sát được, theo các báo cáo lần lượt đăng trên chuyên san Physical Review LettersAstrophysical Journal Letters.
“Đây là sự kiện giúp mở ra cánh cửa tiến vào thế giới mới, cho phép nhân loại khám phá quy trình hình thành của các hố đen”, theo đồng tác giả báo cáo Stavros Katsanevas đang công tác tại Đài thiên văn lực hấp dẫn của châu Âu.
Một trong hai hố đen khai sinh GW190521 có trọng lượng gấp 85 lần mặt trời. Đây là mức trọng lượng hoàn toàn không phù hợp với các tính toán lâu nay về hố đen.
Theo các mô phỏng trên máy tính, bất kỳ ngôi sao nào đủ lớn để tạo ra một hố đen kích thước như thế ắt hẳn đã tự hủy diệt trong quá trình chuyển tiếp. Hay nói dễ hiểu, sự sụp đổ của một ngôi sao không thể cho phép sinh ra hố đen có trọng lượng gấp từ 60-120 lần mặt trời.
Vì thế, các chuyên gia cho rằng hố đen này có lẽ đã “ăn thịt” và tiêu hóa các hố đen khác, và kết quả là nó lớn mạnh theo thời gian.
Bên cạnh đó, kết quả phân tích sóng hấp dẫn xuất phát từ sự kiện trên cho thấy hai hố đen đã sát nhập vào thời điểm vũ trụ khoảng 7 tỉ tuổi, tức phân nửa số tuổi so với ngày nay.
Âm thanh phát ra trong vỏng vẹn 1/10 của giây, nhưng trên thực tế tạo ra tín hiệu sóng hấp dẫn uy lực nhất từ trước đến nay.

Hệ sao và hố đen cách Trái đất khoảng 1.000 năm ánh sáng

ESO
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.