Sụp đường hầm khu dự trữ hạt nhân Mỹ, công nhân sơ tán khẩn cấp

10/05/2017 09:15 GMT+7

Công nhân được lệnh di tản sau khi hàng chục mét đường hầm bất ngờ bị sụp tại Khu dự trữ hạt nhân Hanford ở bang Washington.

Trung tâm thông tin Hanford trực thuộc Bộ Năng lượng Mỹ cho biết các công nhân cũng đã tắt hệ thống thông hơi dù chưa có dấu hiệu cho thấy họ và người dân gần đó bị phơi nhiễm phóng xạ trong sự cố ngày 9.5 (giờ địa phương).
Nằm ở phía tây bắc nước Mỹ, cách thành phố Seattle  khoảng 270 km, khu dự trữ hạt nhân Hanford thường bị chỉ trích là “khu vực ô nhiễm nhất nước Mỹ”, và đang trong quá trình tháo dỡ và dọn dẹp.
Reuters dẫn lời ông Destry Henderson, người phát ngôn của trung tâm, cho biết thiệt hại nghiêm trọng hơn thông tin ban đầu. Do đó, lệnh trang bị bảo hộ được áp dụng toàn khu vực sau khi đội ngũ phản ứng nhanh phát hiện một khu vực đường hầm bỏ hoang bị sụp rộng đến hơn 37 m2.
Theo ông, nóc hầm bị sụp một đoạn rộng chừng 6 m và dài hơn 30 m. “Đây chỉ là để phòng ngừa vì chưa có công nhân nào bị thương cũng như không có dấu hiệu ô nhiễm phóng xạ lan rộng”, ông nói.
Bộ Năng lượng cho biết không có nguyên liệu hạt nhân đã qua sử dụng trong đường hầm và Bộ trưởng Rick Perry đã được báo cáo về sự cố.

tin liên quan

Mỹ xem xét lại việc bố trí vũ khí hạt nhân

Lầu Năm Góc ngày 17.4 thông báo sẽ bắt đầu xem xét lại việc bố trí vũ khí hạt nhân theo chỉ đạo của Tổng thống Donald Trump giữa lúc có suy đoán về khả năng Mỹ tấn công phủ đầu CHDCND Triều Tiên.

Trong khi đó, ông Tom Carpenter, giám đốc tổ chức Hanford Challenge, một tổ chức phi lợi nhuận giám sát việc tháo dỡ khu Hanford, cho biết ông đã tiếp xúc với những công nhân sau sự cố, và đánh giá đây là việc đáng lo ngại nên mới có lệnh di tản.
“Lổ hổng tại vị trí sụp rất lớn và phóng xạ có thể rò rỉ. Tôi cũng không rõ liệu họ có biết các phân tử phóng xạ có thoát ra hay không. Nếu có đám mây phóng xạ thì sức khỏe của công nhân và người dân sẽ bị ảnh hưởng”, ông nói.
Khu dự trữ hạt nhân Hanford nằm cạnh sông Columbia được xây năm 1943. Đây là nơi đã sản xuất plutonium được dùng cho quả bom hạt nhân đầu tiên và nhiều vũ khí hạt nhân khác.
Khu này đang được Bộ Năng lượng tháo dỡ và dọn dẹp sau nhiều chỉ trích của chính quyền địa phương và vụ kiện về sự an toàn cho công nhân cũng như việc trì hoãn tháo dỡ.
Ông Carpenter ước tính chi phí dọn sạch khu vực này có thể lên đến 500 tỉ USD (11,36 triệu tỉ đồng).
Khu dự trữ hạt nhân Hanford nhìn từ trên cao Reuters

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.