Thị trường chuyển nhượng V-League 2018: Không có bom tấn, vẫn có scandal

07/03/2018 20:17 GMT+7

Sau thương vụ bom tấn ‘hụt’ mang tên Rodrigo Possebon của CLB TP.HCM, nhìn chung thị trường chuyển nhượng V-League 2018 không biết thêm tân binh nào quá thú vị. Nhưng sau ngày chốt sổ 6.3, phần lớn các đội đều đã tìm được cho mình những cái tên tạm ưng ý. >> Vòng khai mạc V-League 2018 vẫn có truyền hình trực tiếp

Đáng chú ý là có đến một nửa trong tổng số 14 CLB dự giải đã tiến hành chốt sổ ngoại binh từ 1-2 tháng trước hạn cuối do BTC đưa ra. Tiêu biểu nhất chính là Hà Nội FC, Hải Phòng, Sanna Khánh Hòa BVN, Quảng Nam, HAGL hay tân binh Nam Định. Đây là những đội sở hữu lực lượng cầu thủ ổn định, do vậy họ không đặt quá nhiều yêu cầu nặng nề dành cho những đồng nghiệp nước ngoài.
Thay vì tốn nhiều thời gian cho công tác việc tìm kiếm, những đội kể trên chỉ đặt ra một số tiêu chí tuyển dụng cụ thể cho phía môi giới, nhận người, thử việc ngắn hạn và ký hợp đồng sớm để tân binh có thời gian làm quen với môi trường mới. Thậm chí tinh tế hơn, những đội như Nam Định còn sử dụng bộ đôi ngoại binh đến từ cùng một quốc gia, đó là Neil Benjamin và Shackiel Henry (Trinidad Tobago).
Mục đích của việc này là nhằm nâng cao tính kết nối, sự hiểu nhau trên sân cỏ cũng như đẩy nhanh quá trình hoà nhập ngoài đời thực. Việc có thêm một người bạn, một người đồng nghiệp cùng chung nét văn hóa, tính cách và lối sống chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho các tân binh nước ngoài. Hiểu rõ vấn đề này, nhiều đội bóng ngoài Nam Định cũng đã áp dụng triệt để chính sách ngoại binh cùng quốc tịch.
Tiền đạo Wander Luiz (1992 - 1m87 - Quảng Nam) Minh Tú
Đơn cử như Quảng Nam trung thành với hàng Brazil, bao gồm trung vệ Thiago Melo và tiền đạo Wander Luiz, Sanna Khánh Hòa BVN gắn bó cùng cặp đôi người Pháp Chaher Zarour và Youssouf Toure, còn Hải Phòng đặt trong niềm tin ở bộ đôi người Jamaica Errol Stevens và Andre Fagan.
Cũng gần giống như vậy, một số đội lại chọn cầu thủ Tây đến từ cùng châu lục hoặc mối liên hệ về văn hóa – ngôn ngữ, như CLB TP.HCM lấy Gustavo Costa, Gonzalo Marronkle, Paulo Tavares (các nước nói tiếng Bồ), hay CLB Hà Nội dùng Ganiyu Oseni và Moses Oloya (châu Phi).

tin liên quan

VTV chưa có kế hoạch trực tiếp V-League 2018
Người hâm mộ bóng đá Việt Nam (VN) sẽ chịu thiệt thòi rất lớn khi đến thời điểm này, VTV vẫn chưa có kế hoạch trực tiếp các trận đấu V-League 2018, dù ngày 10.3 tới giải đấu này đã khai mạc trên các sân cỏ cả nước.
Bên cạnh những đội bóng đã có sự ổn định sớm về đội ngũ, vẫn còn một số ít đang rất đau đầu trong việc tìm kiếm mảng ghép ngoại phù hợp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, trong số đó yếu tố tài chính và nguồn cung đảm bảo chất lượng vẫn là bài toán nan giải nhất. Làm thế nào để có được ngoại binh hiệu quả với giá thành hợp lý luôn là câu hỏi làm đau đầu những nhà quản lý.
Chẳng hạn như FLC Thanh Hóa hay SLNA – những đội giành quyền dự AFC Cup và được sử dụng đến 4 ngoại binh, nhưng đến lúc này vẫn chưa tìm được đủ số người cần thiết. Ngày 5.3, đội bóng của HLV Marian Mihail chỉ mới chốt được 3 cái tên, còn SLNA “an phận” với 2 người “một mới, một cũ”, đó là hai tiền đạo Michael Olaha và Osmar Moreira.
Đúng một ngày trước khi VPF chốt sổ, HLV Nguyễn Minh Phương mới xác nhận tân binh thứ 2 là trung vệ Louis Ewonde Epassi đến từ Cameroon. Trước đó, họ đã thử việc hàng tá cầu thủ ngoại từ Âu, Mỹ đến Phi nhưng đều không thành công.
Theo tìm hiểu, các đội V-League vẫn có quyền thay đổi danh sách đăng ngoại binh đến trưa 21.3 (chỉ áp dụng với những người đã thi đấu tại V-League). Chính vì “khe hở” này, nhiều CLB vẫn tỏ ra thủng thẳng trong việc đưa ra quyết định. Nếu quá bức bách, họ sẵn sàng chọn một người quen đã có kinh nghiệm thi đấu tại Việt Nam, còn hơn đầu tư vào một cầu thủ mới toanh với mức độ rủi ro cao.

tin liên quan

V-League 2018 sẽ thi đấu... giờ vàng
Theo lịch thi đấu mùa giải V-League 2018 sắp khởi tranh từ ngày 10.3 tới, đã có một sự thay đổi lớn về giờ thi đấu. Đó là lần đầu tiên giải V-League sẽ có các trận đấu diễn ra lúc 19 giờ. 
Còn nhớ ở kỳ chuyển nhượng giữa mùa giải 2017, Than Quảng Ninh đã bất ngờ tái ký với Rod Dyachenko – người trước đó bị CLB TP.HCM sa thải không thương tiếc vì màn trình diễn kém cỏi. Sau cùng thì đội bóng đất Mỏ thắng lớn khi tiền đạo người Mỹ gốc Nga toả sáng rực rỡ với hơn 10 bàn thắng đưa đội nhà cán đích ở vị trí thứ 4 chung cuộc.
Lùm xùm ngoại binh
Vụ tiền đạo Claudecir dùng đủ chiêu trò để rời khỏi Quảng Nam hòng tìm kiếm một bản hợp đồng chất lượng hơn từ đối tác mới. Dù vậy, về mặt lý lẽ và tính hợp pháp, đội bóng miền Trung vẫn là bên thắng thế. Sau khi “giúp” Claudecir ngộ ra đúng sai, họ cho anh hai con đường. Một là chồng đủ 200.000 USD để tự do rời đi. Và phương án hai là 60.000-70.000 USD nhưng không được phép đá cho bất kỳ CLB nào tại V-League.
Cầu thủ Nsi (2) phá vỡ hợp đồng với Cần Thơ Minh Tú
Một scandal gây nhiều tranh cãi khác là thương vụ chiêu mộ Christian Nsi của CLB Sài Gòn. Tiền đạo người Nigeria được cho là đã ký vào một bản hợp đồng với XSKT Cần Thơ, nhưng sau khi nhận lời mời từ “ông bầu” cũ Trần Tiến Đại, đã vội vàng di chuyển lên Sài Gòn gia nhập đội bóng mới. Tiết lộ với báo chí, Nsi khẳng định chỉ ký vào một số thoả thuận với người đại diện Nguyễn Minh Châu, chứ không phải XSKT Cần Thơ như phía lãnh đạo đội bóng Tây đô đã khẳng định.
Vòng khai mạc V-League 2018 vẫn có truyền hình trực tiếp
Dù đang xảy ra tranh chấp bản quyền truyền hình V-League giữa đơn vị được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam ủy quyền tổ chức giải là Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) và công ty truyền thông Next Media, nhưng các đài truyền hình vẫn có kế hoạch riêng về việc phát sóng này.
Theo đó, hai trận đấu vào lúc 17 giờ ngày 10.3 gồm trận Quảng Nam gặp Sài Gòn phát trên kênh K+PM, HTV Thể thao, FPT TV, trận HAGL gặp Becamex Bình Dương phát trên kênh VTV6. Vào ngày 11.3, trận Than Quảng Ninh gặp SHB Đà Nẵng được tường thuật trên K+PC, FPT TV; trận Nam Định gặp XSKT Cần Thơ trên BTV2, FPT TV; trận Hà Nội gặp Hải Phòng trên VTV6.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.