Malaysia cũng có hình thức 'thách đấu' để chọn VĐV dự SEA Games 2017

10/08/2017 10:18 GMT+7

Vụ “thách đấu” chọn VĐV dự SEA Games ở môn bơi lội của Việt Nam đang gây lùm xùm, giống như vụ thách đấu giữa 2 quan chức đầu ngành thể thao của nước chủ nhà Malaysia cũng vừa mới đây, nhưng trong môn polo.

Hồi giữa tháng 7, ông chủ tịch LĐBĐ Malaysia (FAM), Tunku Ismail Sultan Ibrahim đã thách ông Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Malaysia, Khairy Jamaluddin phải ra tranh tài cao thấp với mình để xem ai xứng đáng được chọn vào đội tuyển polo Malaysia dự SEA Games. Ông Tunku Ismail là thành viên Hoàng tộc, Thái tử của bang Johor (Malaysia), chủ tịch CLB polo bang Johor nên chơi môn thể thao quý tộc này cũng lâu nay. Còn ông Khairy trước khi làm Bộ trưởng đã là thành viên đội tuyển polo Malaysia thi đấu nhiều giải lớn nên lần này cũng mặc nhiên được chọn vào đội tuyển.

Tuy nhiên, ông Tunku Ismail bất ngờ không đồng tình, cho rằng cần phải tổ chức một giải đấu để tuyển chọn VĐV. Mặc dù vậy, việc thách đấu tuyển chọn giữa lúc SEA Games đã cận kề gây bức xúc trong dư luận ở Malaysia. Trong đó, các ý kiến hầu hết đều đồng tình dựa trên sự lựa chọn của HLV tuyển Polo Malaysia, ông Mohamad Zekri Ibrahim.

Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Malaysia, ông Khairy Jamaluddin là tuyển thủ môn polo lâu nay Chụp màn hình The Star Malaysia

Sự vụ này đến nay lắng xuống khi vì cái chung của thể thao Malaysia, ông Tunku Ismail đã chấp nhận mọi quyết định chọn VĐV từ HLV tuyển polo Malaysia.

Nhưng bị chủ tịch FAM, ông Tunku Ismail Sultan Ibrahim cũng là một VĐV polo đòi thách đấu Chụp màn hình FAM.org

Trong khi đó, tính rộng ra ở các môn khác, các nước trong khu vực chọn VĐV dự SEA Games đều dựa trên tiêu chí dùng SEA Games để tính chuyện Asian Games và Olympic. Hầu hết các nước trong khu vực như Singapore, Malaysia hay Thái Lan đều chọn VĐV dự SEA Games nằm trong thành phần đội tuyển của các môn lâu nay, và hoàn toàn không thi đấu tuyển chọn… chỉ 2 tuần trước một giải đấu lớn chỉ để lựa chọn VĐV thi đấu.

Như ở bơi lội, đội tuyển Singapore đăng ký đến 27 kình ngư thi đấu tại SEA Games, trong đó có đến 10 kình ngư trẻ lần đầu dự SEA Games và đang nằm trong diện được đào tạo là lứa kế cận sẵn sàng thay thế các kình ngư tên tuổi như Quah Zheng Wen hay Joseph Schooling trong 1-2 năm nữa khi không còn dự SEA Games.

Trên thực tế, mục tiêu của các nước trong khu vực đối với đấu trường SEA Games đã thay đổi hẳn từ cách đây 10 năm, đi tiên phong là Thái Lan khi dùng đấu trường SEA Games để rèn giũa các VĐV trẻ tiềm năng ở các môn đấu hướng đến đấu trường Asian Games và Olympic.

tin liên quan

'Việt Nam không nên áp lực về vị trí top 3 SEA Games'
“Nếu Việt Nam không đứng thứ 3 SEA Games 29 nhưng vẫn nhất, nhì ở các môn Olympic thì lãnh đạo ngành thể thao chớ có buồn mà phải lạc quan mới đúng”, ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên Trưởng đoàn thể thao, trả lời Báo Thanh Niên ngày 6.8.

Cho nên, các cuộc đấu tuyển chọn gắt gao cũng ít diễn ra và thường VĐV được chọn dựa theo quyết định từ các HLV các môn đấu qua các giải VĐQG hay các giải tầm khu vực khác, và chọn xong ít nhất từ 4 đến 6 tháng để có thời gian cho VĐV chuẩn bị chọn điểm rơi phong độ khi dự giải đấu. 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.